ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 10:34:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi sắc đời sống đồng bào Khmer

Báo Cà Mau (CMO) Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ tìm hiểu cặn kẽ hoàn cảnh dẫn đến nghèo khó, hỗ trợ vốn, sự động viên của chính quyền địa phương, các ngành mà thời gian qua, không ít bà con đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Trần Văn Thời có cuộc sống ngày càng vươn lên, thoát khỏi nghèo khó.

Giữa lúc nhiều liếp hoa màu ngập chìm trong nước, nhờ có tính toán trong sản xuất, mấy bờ khổ qua, rau thơm, rau diếp cá của anh Nguyễn Minh Hiền, ở ấp Kinh Đứng, xã Khánh Hưng vẫn còn cho thu hoạch. Với giá hoa màu đồng loạt tăng như thời điểm này, mỗi ngày gia đình anh thu nhập vài trăm ngàn đồng là chuyện bình thường. Anh Hiền phấn khởi: “Sáng nay bẻ 50 kg khổ qua, mỗi ký 10.000 đồng, cao hơn nhiều so với trước đây. Tính ra thu nhập cũng 500.000 đồng rồi, cộng thêm các loại khác nữa”.
Anh Hiền tâm sự: “Nếu không có 20 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện cho vay vốn để chuộc lại gần 3 công đất ruộng của gia đình, chắc bây giờ vẫn còn dãi nắng dầm mưa làm hồ khắp nơi”.
Nhắc đến anh Hiền, bà con trong vùng ai cũng thương. Thương cho hoàn cảnh, thương cho tính người đôn hậu, chịu khó, yêu vợ thương con. Cũng vì bệnh tật mà cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ lâm vào khốn khó. Đất ruộng phải cầm cố, để có tiền lo thuốc men căn bệnh hiểm nghèo của vợ mình, nuôi các con học hành, từ sáng sớm đến tối muộn, anh Hiền chạy khắp nơi làm thợ hồ. Rồi ai thuê gì thêm cũng làm. Thế nhưng, ngặt nỗi 1 lao động chính lo cho 4 miệng ăn, nghề thợ hồ cũng chẳng ổn định nên 2 chữ hộ nghèo vẫn còn nguyên đó.

Hiểu rõ hoàn cảnh của anh, chính quyền địa phương từ ấp đến xã đề xuất để anh được vay vốn Ngân hàng Chính sách - Xã hội. Gom góp thêm tiền dành dụm chút đỉnh, anh có điều kiện chuộc lại mấy công đất. Đất tuy ít nhưng với anh, đây chính là cơ hội để thay đổi cuộc đời. Không trồng lúa nữa vì năng suất bấp bênh, hơn năm nay, anh cải tạo lại đất rồi trồng màu, nuôi cá. Từ khi trồng màu, có thu nhập hàng ngày dù ít hay nhiều, cuộc sống gia đình anh Hiền đỡ túng quẫn hơn trước. Mấy ao cá coi như tiền dành dụm cuối năm. Nhờ vậy cuộc sống gia đình anh dần ổn định.

Chuẩn bị có căn nhà mới, lòng chị Lâm Thị Thu, ở ấp Kinh Đứng A, xã Khánh Hưng vui mừng vô cùng. Vậy là chị quyết định làm đơn xin thoát nghèo cuối năm nay. Chị Thu bộc bạch: “Nhiều năm nay, gia đình tôi nhận được sự quan tâm rất nhiều của chính quyền địa phương. Con gái lớn của tôi được theo học tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh, đỡ tốn kém chi phí học hành, rồi được hỗ trợ vay vốn và cuối năm nay sẽ có chỗ ở mới. Tôi rất cảm ơn và quyết định xin thoát nghèo”.

Nhờ có vốn vay để chuộc đất mà anh Nguyễn Minh Hiền dần vươn lên trong cuộc sống.

Không đất sản xuất, bao nhiêu năm nay cuộc sống gia đình chị Thu chỉ biết trông chờ vào những đồng tiền kiếm được từ nghề thợ hồ của chồng chị. Nghề làm thợ hồ tuy thu nhập cũng khá nhưng một người làm trang trải cho cả gia đình nên thường rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau. Thấy cuộc sống gia đình chị muốn vươn lên phải tạo việc làm cho chị, Ngân hàng Chính sách - Xã hội cho chị vay 20 triệu đồng để chăn nuôi.

Chị Thu chia sẻ: “Nhờ có đồng vốn đó, tôi nuôi 15 con heo, 100 con vịt, có việc làm, có thu nhập phụ thêm cho gia đình. Tôi chuẩn bị chăn nuôi thêm đàn mới. Gia đình tôi cũng mướn thêm chục công đất ruộng để làm”.

Nhờ có nguồn vốn để chăn nuôi gà, vịt mà gia đình anh Hồ Minh Hẹn, ở ấp Công Nghiệp A, xã Khánh Hưng có thêm thu nhập. 4 công đất ruộng làm chẳng dư dả gì, hàng ngày vợ anh Hẹn làm thuê cho công ty thuỷ sản, còn anh ai thuê gì làm đó, vác lúa, giao phân. Cuối năm 2019, anh được hỗ trợ vay 20 triệu đồng để chăn nuôi. Tuy nuôi gà, nuôi vịt lời lãi không nhiều nhưng đối với gia đình hộ nghèo như anh, mức thu nhập ấy là đáng quý. Anh Hẹn bộc bạch: “Thấy lúa ngoài đồng của bà con bỏ uổng, tôi mót về để dành chăn nuôi. Mong sao được hỗ trợ nhiều vốn hơn nữa để mở rộng, số lượng chăn nuôi nhiều hơn”.

Vẫn còn đó những lo toan bộn bề của cuộc sống, nhưng với sự quan tâm, những giải pháp căn cơ, đồng bộ, đời sống đồng bào dân tộc Khmer đã và đang bước sang trang mới. Có chí, có những đồng vốn nghĩa tình, tin rằng một ngày không xa, cái nghèo trong đồng bào dân tộc sẽ không còn nữa./.

Ngọc Minh

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.