ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 20:27:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi sắc quê hương anh hùng

Báo Cà Mau Phát huy truyền thống cách mạng cùng những thành quả đã đạt được trong gần nửa thế kỷ qua, người dân ấp Trần Ðộ (xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) không ngừng nỗ lực, xây dựng quê hương anh hùng ngày một đẹp giàu, văn minh.

Miền quê này là vùng căn cứ hoạt động cách mạng của Tỉnh uỷ thời kháng chiến chống Pháp. Hiện tại, nơi đây có khu di tích cấp tỉnh là Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể được xây trên nền nhà của đồng chí Trần Văn Thời xưa kia, một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng.

Khu Di tích Căn cứ Tỉnh uỷ tại ấp Trần Ðộ.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, khu vực này có địa hình hiểm trở, bên trên là rừng cây gỗ tạp và lá dừa nước che chắn xung quanh, bên dưới lại chằng chịt sông ngòi, nhiều kênh rạch nhỏ, rất thuận lợi cho các hoạt động bí mật. Nhận thấy lợi thế đó, đồng chí Trần Văn Thời đã sử dụng nơi đây làm địa điểm hoạt động, sinh hoạt chính trị, kết nạp đảng viên, hội họp và đưa ra các quyết định quan trọng của Tỉnh uỷ, nhằm chỉ đạo liên tục, kịp thời phong trào cách mạng tỉnh Cà Mau lúc bấy giờ. Không chỉ vậy, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân địa phương một lòng hướng về Ðảng, bảo vệ cách mạng, cũng đã góp phần rất lớn làm nên nhiều chiến công và bảo toàn Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể.

Chiến tranh đã lùi xa, miền quê hứng chịu đạn bom ngày nào, giờ đã khoác lên mình chiếc áo mới, nhà cửa khang trang, đường quê sạch đẹp, làng xóm đầy sức sống.

Ông Trần Bảo Quốc, Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Phú, cho biết: “Trần Ðộ là ấp mang tên vị anh hùng của quê hương. Trong suốt chiều dài lịch sử, Nhân dân ở đây có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tiếp nối truyền thống yêu nước của cha ông, ngày nay, quân và dân ấp Trần Ðộ tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp".

Diện mạo mới của quê hương anh hùng Trần Ðộ.

"Trong kháng chiến, hàng trăm thanh niên tham gia chiến đấu trên khắp các mặt trận; hy sinh vì độc lập, tự do của nước nhà. Thời bình, bà con ở Trần Ðộ, đặc biệt là các thương binh, cựu chiến binh, các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình như: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”... được triển khai nên an ninh, quốc phòng luôn được giữ vững và đời sống người dân không ngừng được nâng cao”, ông Trần Bảo Quốc chia sẻ.

 Ấp Trần Ðộ hiện có 46 gia đình chính sách, 71 cựu chiến binh, 16 thương binh. Ngoài nhận được sự đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ như: điện, đường, trường, trạm; nghề dịch vụ, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... các chính sách đối với người có công, gia đình chính sách luôn được quan tâm, thực hiện kịp thời, đúng lúc, đúng đối tượng.

Nhiều năm qua, ông Lê Minh Hậu là nông dân sản xuất giỏi các cấp. Từ mô hình nuôi rắn ri tượng, nuôi ếch mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ông Lê Minh Hậu, Chi hội phó Chi hội Cựu chiến binh ấp, phấn khởi: “Quê hương anh hùng Trần Ðộ hôm nay đã thay da đổi thịt. Ði trên những con đường nhựa, những con lộ bê tông thẳng tắp, hai bên đường bóng cây xanh mát, nhiều ngôi nhà vách lá, lợp tôn ngày nào giờ là những căn nhà xây dựng kiên cố, chúng tôi cảm nhận được quê hương đang vươn mình mạnh mẽ”.

Ông Lê Minh Hậu (bên trái) thăm hỏi gia đình ông Châu Minh Thẳng. Hiện ông Thẳng đang thờ cúng cha mình là Liệt sĩ Châu Văn Năm, hy sinh năm 1967. Ngoài được nhận chế độ thờ cúng liệt sĩ, ông Thẳng được chính quyền hỗ trợ cất căn nhà kiên cố để thờ cúng cha mình.

Làng quê Trần Ðộ hôm nay trở thành bức tranh nông thôn mới thật sinh động, diện mạo khang trang, văn minh, hiện đại, đời sống người dân phát triển và không ngừng nâng cao về mọi mặt. Trong ấp không còn hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/năm./.

 

Quỳnh Anh

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.