ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-9-24 03:40:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi sắc xã vùng ven

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2016, tuyến đường ô tô về trung tâm xã được hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi để Tân Tiến, xã ven biển của huyện Đầm Dơi phát triển kinh tế - xã hội.

“Xây dựng kết cấu hạ tầng là rất quan trọng, vì vậy, những năm qua xã tập trung phát triển hệ thống giao thông nông thôn, mở hướng giao thương thuận lợi để phát triển kinh tế. Điển hình như ấp Tân Hiệp, trước đây tỷ lệ hộ nghèo khá cao, là địa bàn đặc biệt khó khăn của xã. Từ khi có cầu, lộ bê tông đấu nối với trục đường liên ấp, đời sống tinh thần người dân được nâng lên, cùng nhau thi đua sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ năm 2017, Tân Hiệp không còn là địa bàn đặc biệt khó khăn”, Phó chủ tịch UBND xã Tân Tiến Huỳnh Ngọc Khải phấn khởi.

Qua 9 năm xây dựng nông thôn mới

Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người chỉ 12 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo khoảng 17%, giao thông đi lại chủ yếu là đường thuỷ… Sau khi xã thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo ra phong trào học tập, nâng cao trình độ trong đội ngũ cán bộ, công chức xã cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể chính trị thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá…

Tuyến đường giao thông liên xã về trung tâm huyện tạo điều kiện giao thương để Tân Tiến phát triển.

Theo ông Huỳnh Ngọc Khải: “Xây dựng NTM là làm cho người dân thay đổi tư duy trong lao động sản xuất để vươn lên. Khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên thì mặt bằng dân trí cũng nâng theo. Từ đó, người dân nhận thức sâu sắc hơn về môi trường, về mỹ quan nông thôn và ý thức tự giác bảo vệ, cũng như giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng…”.

Ðiển hình như tuyến Xóm Ðồng, ấp Tân Hoà B. Điều kiện kinh tế hộ gia đình ổn định và muốn thuận tiện hơn trong việc đi lại, năm 2015 người dân đã tự đóng góp hơn 460 triệu đồng (ứng trước phần dân làm, theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm) để xây dựng lộ chiều dài hơn 3 ngàn mét (ngang 1 m). Cách làm này đã được xã Tân Tiến phổ biến nhân rộng trong dân ở các ấp khác.  

Qua 9 năm xây dựng NTM, với sự chung sức, chung lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, năm 2019 thu nhập bình đầu người được nâng lên 45 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo kéo giảm còn 2,74%, trên địa bàn xã không có nhà tạm, dột nát và có 90,11% nhà đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng. Ngoài tuyến đường ô tô về trung tâm xã có chiều dài 12,7 km, trên địa bàn xã còn có trên 72 km lộ trục ấp, liên ấp, nhánh đã được đầu tư xây dựng...

Phấn đấu về đích đúng kế hoạch

Nhìn chung, diện mạo nông thôn ở Tân Tiến đã thay đổi qua từng năm. Tuy nhiên, ảnh hưởng thiên tai, nhất là tình hình sạt lở đã tác động không nhỏ đến sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Trên địa bàn xã có 3 cửa biển, gồm: Giá Lồng Ðèn, Ðầu Già và Bồ Cộ với chiều dài trên 7 km. Hàng năm, tác động bởi dòng xoáy thuỷ triều đã làm xói lở nghiêm trọng, lấn sâu vào đất rừng phòng hộ. “Cứ mỗi mùa gió chướng là nơi đây bị sóng đánh mạnh và sạt lở đất rừng trên 50 m”, ông Lâm Văn Quây, người dân sống ở cửa Giá Lồng Đèn, ấp Thuận Tạo, cho biết.

Bên cạnh đó, sạt lở đất ven tuyến sông Cây Tàng cũng khá phức tạp. Đáng lo ngại là sạt lở ở khu vực chợ gắn với khu dân cư trung tâm xã. 9 tháng đầu năm nay, trên địa bàn xã đã xảy ra 6 vụ lốc xoáy và sạt lở đất, gây tổng thiệt hại trên 900 triệu đồng. Mặt khác, thời tiết thất thường, dịch bệnh… cũng gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế hộ gia đình.

Theo ông Huỳnh Ngọc Khải, kế hoạch đến năm 2020 xã sẽ đạt chuẩn NTM, nhưng đến thời điểm này chỉ mới hoàn thành 12/19 tiêu chí. 7 tiêu chí còn lại, có những tiêu chí không dễ thực hiện, như: Giao thông, Trường học, Cơ sở vật chất văn hoá, cùng với việc ứng phó dịch bệnh, thiên tai, phòng chống sạt lở... đòi hỏi địa phương phải kỳ quyết trong công tác chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu, kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển bền vững. Đồng thời, tập trung phát huy tối đa nội lực, kết hợp với chương trình, dự án lồng ghép… để bứt phá về đích.

“Những kế hoạch xã đề ra đã và đang được triển khai thực hiện quyết liệt và được sự đồng thuận của người dân. Phấn đấu đến cuối năm nay xã sẽ thực hiện đạt thêm 3 tiêu chí, gồm: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, Môi trường và an toàn thực phẩm, Tổ chức sản xuất. Và, trong năm 2020 sẽ hoàn thành nốt 4 tiêu chí còn lại là: Giao thông, Trường học, Cơ sở vật chất văn hoá và Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn”, ông Huỳnh Ngọc Khải cho biết./.

Mỹ Pha

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.