ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:20:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Không chủ quan với bệnh ung thư da

Báo Cà Mau CMO) Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng từ 2-3 triệu ca ung thư da nhưng không phải u hắc tố ác tính và 132.000 ca u hắc tố ác tính.

Ung thư da là sự phát triển bất thường, không kiểm soát được của lớp tế bào biểu mô da che phủ mặt ngoài của cơ thể. Đây là căn bệnh tương đối phổ biến và có xu hướng thường xuyên hơn ở những người có làn da trắng. Còn đối với những người da đen và da màu lại có tỷ lệ mắc phải ít hơn.

TS. Bác sĩ Tô Minh Nghị, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, cho biế ung thư da bắt đầu tại lớp da nào thì sẽ được đặt theo tên của lớp da đó. Có hai loại ung thư da: Ung thư da không hắc tố và ung thư da hắc tố.

Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bất kỳ nào như là có đốm mới hoặc có sự thay đổi nào đó trên da tồn tại trong hai tuần trở lên, mọi người không nên chủ quan. Bởi ung thư da thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm, mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Ví dụ như: Bị ngứa hoặc đau; vết lở loét không lành mà chảy máu hoặc có vảy; đỉnh da xuất hiện vết sưng sáng bóng màu đỏ hoặc màu da; đốm đỏ sần sùi hoặc có vảy có thể sờ thấy trên da; khối u có viền nổi lên và lớp vỏ trung tâm hoặc chảy máu; da xuất hiện các nốt như mụn cóc…

“Nguyên nhân lớn nhất gây ung thư da là do bức xạ từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, ung thư da còn có thể do các yếu tố nguy cơ khác, điển hình là hiện tượng người có nhiều nốt ruồi không điển hình; người có tiền sử bị cháy nắng; người thường xuyên tiếp xúc với than và các hợp chất asen; người luôn làm việc ở độ cao…”, TS. Bác sĩ Tô Minh Nghị cho biết thêm.

Bác sĩ Trạm Y tế xã Hưng Mỹ (huyện Cái Nước) kiểm tra lâm sàng một trường hợp bệnh nhân bị viêm da, điều trị lâu ngày nhưng vẫn chưa khỏi.

Lớp da có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ cơ thể. Cho nên, chính lối sống của chúng ta trong những hoạt động hàng ngày như ăn uống, đi lại, tâm trạng... đều tác động rất nhiều đến sức khoẻ làn da.

Việc chăm sóc da đúng cách nhờ vào lối sống lành mạnh được các chuyên gia khuyến cáo sẽ góp phần hạn chế tích cực mối nguy cơ bị các chứng bệnh về da, trong đó có căn bệnh ung thư da.

Một chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm cho làn da khoẻ mạnh. Tăng cường hấp thụ vitamin C và giảm hấp thu chất béo, Carbohydrate sẽ giúp da đẹp hơn. Cần thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cá, trái cây, rau củ... trong các bữa ăn thường ngày để làn da trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, mì ống và Protein lành mạnh sẽ giúp da không bị nổi mụn. Nhưng đồng thời, các chuyên gia về da liễu cũng khuyến cáo không nên uống sữa động vật quá nhiều, bởi loại thực phẩm này có thể sẽ gây nên mụn trứng cá không tốt cho da.

Bên cạnh đó, việc tích cực luyện tập thể dục, thể thao còn có lợi cho mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả làn da. Bởi thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và nuôi dưỡng làn da. Lưu lượng máu tốt hơn mang lại nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn. Nhờ đó, da sẽ sản xuất được Collagen, giúp ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả và cả bệnh ung thư da. Đồng thời, nếu ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm sẽ giữ cho cơ thể và làn da luôn ở trạng thái tốt nhất.

Khi chúng ta dần lớn tuổi thì làn da sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Thời điểm này, cơ thể sẽ không sản xuất được nhiều Collagen và Elastin giúp phục hồi cho da nữa. Vì vậy, việc chăm sóc và tẩy tế bào chết thường xuyên để làm chậm quá trình lão hóa da bằng cách sử dụng xà phòng dịu nhẹ và dưỡng ẩm sẽ tốt cho da. Song song theo đó, cũng cần phải hết sức tránh ánh nắng mặt trời để bảo vệ da được tốt hơn./.

 

Phương Vũ

 

Mít tinh Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Sau gần 35 năm triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước, trở thành một trong những điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS tại khu vực và toàn cầu”.

Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Sáng 28/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm với các điểm cầu các tỉnh, thành trong cả nước. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì hội nghị.

Nâng cao kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Để đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, ngày 28/11, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Y tế tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá tại tỉnh Cà Mau.

Những loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ

Thực phẩm không chỉ là món ăn để no và nuôi sống cơ thể hằng ngày của mỗi con người, mà đối với trẻ nhỏ, nhiều loại thực phẩm còn có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp cho trẻ được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao  mắc ung thư tuyến tuỵ

Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) cho biết, ung thư tuyến tuỵ nói riêng và căn bệnh ung thư nói chung đã trở thành là nỗi lo của rất nhiều hộ gia đình, bởi ngoài việc phải chi phí cao cho công tác điều trị, thì việc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân cũng rất khó. Trong đó, ung thư tuyến tuỵ được xem là vô cùng nguy hiểm và luôn có tiên lượng xấu.

Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả

Bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim...) là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bệnh đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây với tỷ lệ tử vong cao. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch là vấn đề hết sức cần thiết.

Lợi ích điều trị ung thư tại tuyến tỉnh

Từ năm 2016, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Theo đó, thời gian qua, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh được đầu tư nhiều trang thiết bị, cũng như nguồn nhân lực để thực hiện điều trị các bệnh lý về ung thư. Ðiều này đem lại hiệu quả điều trị cũng như giảm chi phí cho bệnh nhân và người nhà, nhất là đối với bệnh nhân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Cẩn trọng với dị vật tai mũi họng ở trẻ nhỏ

Mắc dị vật tai mũi họng (TMH) thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em. Ðặc biệt, trẻ em hay tinh nghịch, hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh nên thường có thói quen nhét vật lạ vào mũi, tai, hay ngậm các vật nhỏ vào miệng, dễ sặc vào phổi... Một số trường hợp do bất cẩn trong chế biến thức ăn, trẻ dễ bị hóc xương. Dị vật TMH ở trẻ em nếu không được phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây các biến chứng khôn lường.

Tai biến mạch máu não và cách phòng ngừa

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng đột quỵ não do máu đến nuôi dưỡng não rất ít, hoặc không đến được do hẹp hoặc do tắc nghẽn động mạch não (nhồi máu não) hoặc do vỡ mạch máu não (xuất huyết não).

Cần xử lý cương quyết vi phạm an toàn thực phẩm

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng đang ngày càng phổ biến, do việc vi phạm về chế độ an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật đối với người kinh doanh trên thị trường.