ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 17:26:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Không đâu bằng quê mình

Báo Cà Mau (CMO) Thời điểm tháng 6 khi thực hiện loạt bài viết “Xây dựng Ðảng trước một bước”, chúng tôi vô cùng ấn tượng về câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ Hồng Văn Lâu và Võ Thị Lệ Huyền, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, huyện Phú Tân. Hẹn một chuyến sẽ trở lại để bàn thêm về chuyện người trẻ chọn trở lại, ở lại với quê hương và hành trình lập thân, lập nghiệp. Sau thời điểm đó, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trong đó, có câu chuyện của hàng chục ngàn người lao động ngoài tỉnh về quê tránh dịch. Vậy là không chần chừ gì nữa, dịp cuối năm, chúng tôi lại về để kể thêm về người chọn gắn bó cuộc đời mình với quê hương, xứ sở...

Những lựa chọn không dễ dàng

Ở ấp Cái Nước Biển, vợ chồng anh Lâu, chị Huyền nổi tiếng vì giỏi giang, sống nghĩa tình và đem nhiệt tâm tuổi trẻ cống hiến cho việc chung. Gặp lại người quen, anh Lâu khoe: “Thời gian qua, dịch giã dữ quá, cũng may công ăn chuyện làm của gia đình đều ổn, còn có mở mang thêm đôi chút. Vợ tôi với vai trò Phó bí thư Chi bộ ấp Cái Nước Biển còn xốc vác việc chống dịch chung, nên vợ chồng chia nhau làm tranh thủ ngày, đêm”.

Cơ ngơi của gia đình vợ chồng trẻ ngoài 30 tuổi này thật đáng ngưỡng mộ. Chồng - chủ cơ sở dèo tôm giống, làm chủ nhiệm tổ hợp tác nuôi cua thương phẩm của ấp; vợ, ngoài việc ở chi bộ, còn năng động làm kinh tế với cửa hàng tạp hoá, thực phẩm, thuỷ hải sản, may mặc, vừa thành lập tổ hợp tác may thảm vải. Mùa dịch này, đôi vợ chồng trẻ còn mở thêm dịch vụ đóng, chuyển hàng lên các tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Bình Dương phục vụ người có nhu cầu.

Anh Lâu kể, để có được cuộc sống hiện tại, bản thân anh và vợ phải đứng trước những lựa chọn vô cùng khó khăn. Anh Lâu từng là bí thư chi đoàn ấp năng nổ, chị Huyền là hạt nhân của tổ chức Ðoàn ấp để phát triển Ðảng trong tương lai gần. Vậy rồi khi lập gia đình, kinh tế eo hẹp, sự thúc bách của mưu sinh buộc anh chị phải từ bỏ tất cả những khát khao cống hiến để lên TP Hồ Chí Minh tìm phương kế sinh nhai. Anh Lâu đi trước, có được việc làm ổn định thì quay về đón vợ và đứa con đầu lòng còn nhỏ cùng theo con đường tha hương cầu thực.

Nói về thời điểm đó, anh Lâu lòng vẫn còn nặng trĩu: “Thú thật, những người trẻ như tôi không muốn rời bỏ quê hương đâu. Nhưng khi đó, mình nghĩ chưa tới, chưa cặn kẽ, nghĩ đi là sẽ có cuộc sống khá hơn, tương lai tốt đẹp hơn”.

Nhưng thực tế lại không giống như những gì anh kỳ vọng. Ðời sống công nhân của vợ chồng có vun vén lắm thì cũng đủ chi tiêu, để dành được một khoản nho nhỏ. Nhưng tới khi con nhỏ bệnh tật thì rất chật vật, eo hẹp. Thêm nữa, cha mẹ già dưới quê không người gần gũi chăm sóc.

“Vợ chồng cố tăng ca làm, khi thấy con đổ bệnh, mới biết là đã bỏ bê con nhỏ quá rồi, chỉ ngồi nhìn nhau khóc”, anh Lâu bộc bạch.

Ở lại sống đời công nhân hay trở về quê? Câu hỏi đó cứ thúc bách đôi vợ chồng trẻ lựa chọn. Rồi quyết định cũng được đưa ra, phải về quê, ở lại quê, khởi nghiệp từ chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình mới là tương lai bền vững nhất, phù hợp nhất. Ngày về, đôi vợ chồng trẻ và đứa con nhỏ nhận được nhiều thắc mắc của mọi người: “Thấy người ta đi lên không, chớ đâu thấy ai trở lại. Chắc là làm ăn thất bại rồi mới về đây...”.

Khởi đầu mới, tương lai mới

Trở về quê mà ngỡ ngàng, suy nghĩ ngổn ngang, anh Lâu tự hỏi mình: “Về quê mình sẽ làm gì, trong khi vì khó khăn mà mình từng rời đi?". Nhưng vợ chồng anh không cô đơn. Ðảng uỷ, tổ chức Ðoàn xã Phú Tân, mà trực tiếp là Chi bộ và chính quyền ấp Cái Nước Biển đã kề cận, động viên, cùng tìm cách giúp đỡ đôi vợ chồng trẻ. Từ các nguồn vốn vay ưu đãi, anh Lâu đã thành công gầy dựng được cơ sở dèo tôm giống, từng bước ổn định đời sống.

Chưa dừng lại ở đó, nhận thấy thế mạnh con cua thương phẩm của vùng Cái Nước Biển, anh hăng hái tham gia vận động thành lập tổ hợp tác để mang lại nguồn sinh kế mới cho nhiều người.

Chọn trở lại và ở lại quê hương, anh Hồng Văn Lâu đã trở thành nông dân thứ thiệt, chủ cơ sở dèo tôm giống, Tổ trưởng tổ nuôi cua thương phẩm Cái Nước Biển, gầy dựng được cơ ngơi vững chắc.

Từng có suy nghĩ: “Làm vuông thì bao giờ mới khá”, sau này, chính anh Lâu nhìn nhận: “Không khá là do mình không chịu làm, làm không đúng cách thôi”. Trên mảnh đất hương hoả, anh Lâu mạnh dạn ứng dụng quy trình nuôi tôm cua kết hợp một cách khoa học, bài bản, trở thành một nông dân thứ thiệt mà cả những lão nông cũng phải tấm tắc ngợi khen.

“Nói ít, làm nhiều, chỉ có kết quả mới chứng minh được điều mình làm, để mọi người tin, cùng làm với mình”, đó là tâm niệm của anh Lâu.

Chị Huyền cũng không chịu thua kém chồng khi vừa hăng hái tham gia công tác ở ấp, được kết nạp Ðảng, rồi trở thành Phó bí thư Chi bộ của ấp Cái Nước Biển. Chị còn mở được một tiệm tạp hoá, ban đầu chỉ nho nhỏ, nhưng sau đó quy mô cơi nới dần lên. Ðến nay, tiệm tạp hoá Lâu Huyền đã có tiếng trong vùng, cung cấp đủ loại nhu yếu phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo may mặc. Thấy chị em nông thôn thời gian nhàn rỗi nhiều, thu nhập ít, chị Huyền đứng ra thành lập tổ hợp tác may thảm. Hiện tại, thu nhập của những chị em trong tổ có người lên đến 10 triệu đồng/tháng.

Tâm sự với chúng tôi, chị Huyền cho biết: “Ban đầu cái gì cũng khó, nhưng mình quyết chí làm, phải học hỏi trước, tính toán trước thì sẽ có kết quả khả quan thôi”. Chị khoe: “Chỉ riêng tấm thảm từ vải vụn, đến nay tổ hợp tác đã tự sáng tạo ra rất nhiều mẫu mã, đáp ứng thị hiếu khách hàng, cái chính là đầu ra không phải lo lắng nữa”.

Với vai trò Phó bí thư Chi bộ, chị Huyền chia sẻ: “Ở ấp, có bác Hai Sáng (ông Hồng Trung Sáng, Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp Cái Nước Biển, thương binh 4/4), làm công tác Mặt trận mấy chục năm, nay đã hơn 80 tuổi mà vẫn chưa nghỉ. Tôi thật hổ thẹn vì có lúc chỉ nghĩ cho mình và gia đình riêng mà từ bỏ tất cả để rời quê hương. Còn bây giờ, tôi nguyện cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của Cái Nước Biển”.

Trong câu chuyện, chúng tôi đề cập đến việc hàng chục ngàn bà con Cà Mau làm công nhân xa quê phải về để tránh dịch. Ðôi vợ chồng trẻ đượm buồn, trải lòng: “Mình từng sống đời công nhân, thấy bà con vậy thì thương lắm. Dịch giã mà, ai cũng khó khăn hết. Còn những người về, khó khăn càng gấp bội”. Với đôi vợ chồng trẻ, may mắn nhất là đã trở về quê, đã lựa chọn ở lại và bắt đầu một chặng đường mới ổn định. Còn mỗi người có một suy nghĩ, có một lựa chọn riêng, không ai giống ai, và cũng không thể nói là ai đúng, ai sai.

Tuy nhiên, có một câu nói mà đôi vợ chồng trẻ làm chúng tôi mãi suy nghĩ: “Vợ chồng tôi ráng làm ăn, chỉ để khẳng định một điều rằng: Người trẻ nếu chọn ở lại quê thì vẫn có thể sống đàng hoàng, sống tốt. Mà qua bao nhiêu gian nan, đến giờ mới nhận thấy rằng, có nơi đâu cho bằng quê hương mình phải không mấy anh?!”./.

 

Phạm Hải Nguyên

 

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.