ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 04:34:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Báo Cà Mau Đất Vĩnh Long đã sinh ra những nhân tài ưu tú nước Việt: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (1912-1988), Giáo sư - Viện sĩ Trần Ðại Nghĩa (1913-1997), Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (1922-2008)... Những ai có dịp về với vùng đất địa linh nhân kiệt này không quên dừng chân tại Khu lưu niệm đồng chí Phạm Hùng để tham quan, thành kính thắp hương tri ân, tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc.

Trong suốt quá trình tham gia cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng chí Phạm Hùng đã bị địch bắt giam cầm 33 năm, trong đó có 14 năm bị tù đày khổ sai nơi địa ngục trần gian ở nhà tù Côn Ðảo. Ðồng chí Phạm Hùng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1967-1975); Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2/1980); Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1987-1988). Ðồng chí từ trần ngày 10/3/1988.

Ðể tưởng nhớ công lao to lớn của ông, ngày 2/10/2000, tỉnh Vĩnh Long đã khởi công xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, tại ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ. Khu lưu niệm nhìn từ trên cao, những vườn cây xanh mát, xung quanh là nhà dân, như sự đùm bọc chở che đồng chí trong những năm kháng chiến.

Công trình có diện tích 3,2 ha, cổng chính hướng về Quốc lộ 53, bên trái là gian nhà lễ tân đón tiếp khách đến tham quan. Trung tâm là Nhà tưởng niệm rộng 1.050 m2 dành để tiếp đón các đoàn và Nhân dân đến thắp hương tưởng niệm. Phía sau cùng là Nhà trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật “Thân thế và sự nghiệp của đồng chí Phạm Hùng”.

Nhà tưởng niệm rộng 1.050 m2, dành để tiếp đón các đoàn và Nhân dân đến thắp hương, tưởng niệm.Nhà tưởng niệm rộng 1.050 m2, dành để tiếp đón các đoàn và Nhân dân đến thắp hương, tưởng niệm.

Ngoài ra, còn có một số hạng mục được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: Phòng biệt giam đồng chí Phạm Hùng tại Côn Ðảo từ 1934-1945; ngôi nhà làm việc của đồng chí tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam (tỉnh Tây Ninh, từ năm 1967 đến ngày 30/4/1975) và căn phòng làm việc của đồng chí tại Số 72, Phan Ðình Phùng - Hà Nội (từ 1958-1967 và 1978-1988).

Tượng đồng chí Phạm Hùng tại nhà trưng bày.

Tượng đồng chí Phạm Hùng tại nhà trưng bày.

Phòng biệt giam đồng chí Phạm Hùng tại Côn Ðảo (từ năm 1934-1945), được tái hiện tại Khu lưu niệm.Phòng biệt giam đồng chí Phạm Hùng tại Côn Ðảo (từ năm 1934-1945), được tái hiện tại Khu lưu niệm.

Tranh trưng bày hình ảnh các đồng chí tham gia Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Ðịnh.Tranh trưng bày hình ảnh các đồng chí tham gia Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Ðịnh.

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được xếp hạng là Di tích Lịch sử Quốc gia ngày 6/6/2012 và năm 2015 được Hiệp hội Du lịch Ðồng bằng sông Cửu Long công nhận là điểm du lịch tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Ban Quản lý Di tích, hằng năm, Khu lưu niệm đón nhiều đoàn khách là lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo địa phương và Nhân dân đến viếng. Nơi đây đã trở thành điểm đến tham quan, địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho Nhân dân và thế hệ trẻ. Vào những dịp lễ, Tết, các lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên về hoạt động ngoại khoá, học tập, tham quan, tìm hiểu thực tế, tổ chức kết nạp đảng viên, đoàn viên, hội viên...

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Hùng vĩ thác Bản Giốc

Giữa chốn non xanh nước biếc của vùng biên giới Cao Bằng, thác Bản Giốc hiện lên như một bản tình ca bất tận của thiên nhiên, nơi dòng Quây Sơn xanh biếc hoá thành dải lụa bạc đổ xuống từ độ cao gần 30 m, tạo nên một kiệt tác sơn thuỷ hữu tình giữa đất trời Đông Bắc. Mỗi tầng thác, mỗi cột nước tung bọt trắng xoá đều mang dáng vẻ phóng khoáng, hoang sơ, như chưa từng bị bàn tay con người chạm đến.

Khám phá Hung Thoòng

Ẩn mình sâu trong vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị), hệ thống hang động Hung Thoòng là điểm đến mới mẻ nhưng đầy cuốn hút với những ai đam mê khám phá và chinh phục thiên nhiên hoang dã.

Nét xưa nhà cổ

Nằm trong làng cổ Ðông Hoà Hiệp (thuộc xã Ðông Hoà Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), căn nhà cổ gần 200 năm tuổi của ông Trần Tuấn Kiệt là một trong những ngôi nhà đẹp nhất tại đây và được mệnh danh là một "cửu đại mỹ gia" (9 ngôi nhà đẹp) tại Việt Nam.

Thanh âm thép rèn giữa đại ngàn

Ai từng đặt chân đến miền đất biên cương Cao Bằng, chắc hẳn không thể quên hình ảnh bản làng nằm nép mình bên sườn núi, nơi mỗi buổi sáng những làn khói quyện cùng tiếng đe búa vang lên giòn giã. Ở đó, bản Phúc Sen (xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng) hiện lên như điểm sáng văn hoá, nơi lưu giữ và phát huy nghề thủ công truyền thống đặc biệt: Nghề rèn dao của dân tộc Nùng An.

Hành trình về với lịch sử và thiên nhiên hùng vĩ

Côn Ðảo, quần đảo nằm ngoài khơi bờ biển phía Nam Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ mà còn là di tích lịch sử đặc biệt.

Khóm Tắc Cậu mùa gai ngọt

Giữa những ngày của tháng 5 mang theo một chút oi nồng của nắng, cái rực rỡ của bầu trời và mùi đất bốc lên sau những cơn mưa đầu mùa. Ở Tắc Cậu, vùng đất cù lao nằm giữa 2 con sông: Cái Lớn và Cái Bé, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, bắt đầu một mùa vụ khóm chín trải dài trên những luống ruộng bạt ngàn xanh mướt. Từ tháng 5 đến tháng 6, khắp vùng của xã Bình An - nơi được ví như thủ phủ khóm của miền Tây, nông dân lại tất bật vào vụ thu hoạch, những trái khóm to căng mọng được người nông dân xem như món quà của đất trời. Không ồn ào, không rộn ràng tiếng máy móc, mùa khóm ở đây lặng lẽ và bình dị như chính người dân nơi đây.

Cáp treo 3 dây vượt biển dài nhất thế giới

Cáp treo Hòn Thơm (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) có chiều dài 7.899,9 m, xuất phát từ ga An Thới, qua đảo Hòn Dừa, Hòn Rỏi và kết thúc ở Hòn Thơm. Di chuyển trên cáp treo, du khách không chỉ được trải nghiệm chuyến du ngoạn kỳ thú trên không trung mà còn được chiêm ngưỡng thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp tựa thiên đường của mây trời Nam đảo ngọc.

Về với Ðông Bắc...

Có những chuyến đi không chỉ là dịch chuyển giữa những địa danh, mà là hành trình đánh thức mọi giác quan, khiến trái tim bồi hồi và để lại dư âm rất lâu trong tâm trí. Với tôi, một người con từ vùng đất cuối trời Tổ quốc, chuyến hành trình được tham gia cùng đoàn tham quan, đặt chân đến Ðông Bắc vừa qua chính là một trải nghiệm quý giá như thế.

Ðất thiêng Côn Ðảo

Những ngày tháng Tư lịch sử, từng dòng người đến với đất thiêng Côn Ðảo, đến để tưởng nhớ và tri ân những thế hệ kiên trung trong đấu tranh cách mạng đã viết nên trang sử bi hùng giữa biển khơi...

Nghề làm nón lá bàng xứ Huế - Hành trình sáng tạo từ đam mê thiên nhiên

Huế từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá, một nét văn hoá truyền thống gắn bó qua bao thế hệ. Những làng nghề như Kim Long, Tây Hồ, Mỹ Lam, Phú Cam, hay Ðốc Sơ không chỉ sản xuất hàng triệu chiếc nón mỗi năm phục vụ đời sống và du lịch, mà còn là nơi lưu giữ hồn cốt của đất Cố đô.