ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 08:20:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khương Hoài Nam không đầu hàng số phận

Báo Cà Mau (CMO) Không may mắn như những đứa trẻ khác, sau một thời gian dài sốt liên tục không chữa trị kịp thời dẫn đến căn bệnh sốt bại liệt. Thế nhưng, vượt qua bao nhiêu khó khăn trở ngại, Khương Hoài Nam bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Hiện Nam đang là sinh viên năm 3, ngành Công nghệ thông tin, trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau.

Trong căn nhà nhỏ nằm heo hút tại Phường 1, TP. Cà Mau, cậu sinh viên với vẻ mặt niềm nở lắp bắp chào hỏi, cố gắng nhích từng bước khó khăn. Ít ai biết được rằng, để có thể tự đi bằng đôi chân của mình, Nam đã phải nỗ lực gấp nhiều lần so với những người bình thường.

Bên góc nhà, bức tranh cậu bé tròn trĩnh, bụ bẫm đáng yêu đang nô đùa bên chiếc xe nhỏ làm nhiều người phải trầm trồ. Ánh mắt có chút buồn, chị Huỳnh Thị Trang, mẹ Nam, nói khẽ: “Bé Nam hồi nhỏ đó, đáng yêu, thông minh lắm”.

Nam cùng mẹ tập đi với mong mỏi sẽ có lúc Nam đi đứng như người bình thường.

Chị Trang tâm sự: “Hồi đó tôi sinh bé Nam được 7 tháng thì em sốt triền miên. Thấy con co giật, sốt tái đi tái lại, vợ chồng tôi cho cháu lên TP Hồ Chí Minh khám, kết quả chẩn đoán em sốt bại liệt”.

Dù đã cố gắng thuốc thang chạy chữa nhưng bệnh tình ngày càng chuyển biến xấu, di chứng để lại là Nam không thể nói chuyện, đi đứng và sinh hoạt phải có người hỗ trợ.

Cha của Nam, anh Khương Bé Sáu, trong một lần chạy xe ôm bị tai nạn, từ đó anh không thể làm việc nặng, thời tiết nóng bức là đầu anh lại đau nhức nên chỉ làm việc quẩn quanh trong nhà, mọi khó khăn lại chồng lên vai người vợ.

Chị Trang cho biết: “Mặc dù bệnh, nhưng bù lại cháu rất ham học, tôi cũng chiều theo ý con, cố gắng bù đắp miễn sao con vui là được”.

Do bệnh nên Nam không thể tự đi lại, thuốc thang nhiều nên cơ thể em nóng rát, chốc chốc lại buồn đi vệ sinh, thương con, mẹ không quản nhọc nhằn, suốt khoảng thời gian Nam đến trường cũng là ngần ấy năm chị đứng chực chờ bên lớp học.

Em Lê Thăng Lên, bạn cùng lớp với Nam, chia sẻ: “Em rất khâm phục bạn Nam, do đặc thù của ngành học bắt buộc phải gõ máy tính nhiều, tuy đôi tay vẫn còn giật và run nhưng Nam gõ khá nhanh và chính xác. Không dừng lại ở đó, Nam còn tích cực đưa ra những ý kiến mới lạ cho ngành học, được thầy cô đánh giá cao và bạn bè ngưỡng mộ”.

Nam cố gắng nói thật rõ: “Em thích đi học lắm, em ước mơ đi học ra trường có việc làm ổn định để lo lại cho mẹ. Em thương mẹ lắm!”.

Nam có trí nhớ rất tốt. Cơ tay không linh hoạt nên việc ghi chép khó khăn, chỉ cần nghe giảng bài qua là Nam đã nhớ. Việc lựa chọn ngành công nghệ thông tin một phần do đam mê, nhưng quan trọng Nam hiểu nó sẽ giúp ích cho người đi lại không được thuận tiện như mình.

Chia sẻ về ước muốn hiện tại, ngó quanh căn nhà, Nam bẽn lẽn: “Em ước có tiền mua cái máy lạnh, nhà nóng quá nên không ngủ được", vừa nói Nam vừa lau mồ hôi.

Vượt lên số phận và hoàn cảnh khắc nghiệt, cậu sinh viên ngày càng trưởng thành hơn. Nam muốn chứng tỏ rằng, trong cuộc sống có nhiều người tàn tật, nhưng vẫn luôn vượt lên phía trước bằng chính niềm đam mê và nghị lực của bản thân

Ngô Nhi

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật

Sáng nay (24/9), tại Khách sạn Ánh Nguyệt, Doanh nghiệp xã hội Đời Rất Đẹp (DRD) phối hợp với Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức Lễ trao vốn sinh kế cho 50 người khuyết tật thuộc Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.