ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 04:06:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kiểm soát sức khoẻ trẻ béo phì

Báo Cà Mau (CMO) Theo khoa học chứng minh, đối với những trẻ bị béo phì có thể gặp các biến chứng tim mạch rất nguy hiểm như tăng huyết áp, dày cơ tim, rối loạn mỡ máu… Thừa cân cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Vì vậy, nếu không được can thiệp kịp thời bằng các biện pháp y học, sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Bác sĩ Trương Minh Kiển, Phó giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết: “Hầu hết trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị bệnh béo phì thì đều có huyết áp cao, cholesterol và đường máu cao hơn những trẻ chỉ thừa cân ở mức độ trung bình. Sự khác biệt này là đáng kể, ngay cả khi đã tính đến các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến sự so sánh như chủng tộc, giới tính và tuổi tác…”.

Ở Cà Mau, mặc dù hiện nay vẫn chưa có con số thống kê một cách cụ thể về tình trạng trẻ béo phì, nhưng theo ghi nhận tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, số trẻ béo phì và mắc các chứng bệnh có liên quan đến hiện tượng béo phì hằng năm đều tăng lên đến mức báo động. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống thừa chất béo, uống nhiều loại nước có đường nhưng không có vi chất dinh dưỡng, trẻ ít vận động về thể chất. Bên cạnh đó, việc nuông chiều theo ý thích con cái của nhiều bậc cha mẹ, trong khi lại thiếu kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ, đã góp phần làm cho số lượng trẻ trong độ tuổi bị mắc căn bệnh béo phì trong tỉnh đang ngày càng gia tăng.

Chị T.H.P, ngụ Khóm 4, Phường 9, TP Cà Mau hằng ngày do phải bận bịu với công việc làm tạp vụ ở một điểm trường tiểu học trên địa bàn nên chị thường mua thức ăn nhanh như: Gà rán, cơm chiên, kem que… ở các cửa hàng bán thức ăn nhanh để cho con trai 11 tuổi của mình ở nhà tự ăn trước khi đi học. Kết quả sau nhiều năm ăn uống mất kiểm soát, hiện nay trọng lượng của bé đã tăng lên hàng chục kg, vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép đến nhiều lần. Chị P tâm sự: “Do ăn thức ăn nhanh lâu ngày rồi thành quen, nên bây giờ con tôi cũng không biết ăn rau xanh, chỉ thích chơi game trên điện thoại, ít chịu ra ngoài vận động cùng bạn bè trang lứa; thích uống các loại đồ uống có chứa nhiều đường và chất ga… nên bây giờ bác sĩ nói cháu bị béo phì rất nặng”.

Trẻ béo phì nên thường xuyên luyện tập các môn thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi, sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ.

Một số nghiên cứu của y học hiện đại đã khám phá lý do tại sao thừa cân hoặc béo phì lại có thể làm tăng nguy cơ và tăng trưởng ung thư, đó là do tăng mức độ insulin và yếu tố tăng trưởng, từ đó có thể tạo thuận lợi cho một số bệnh ung thư phát triển; viêm mạn tính, viêm cấp... thường gặp ở những người béo phì thì đều có liên quan đến nguy cơ ung thư tăng hoặc các tế bào mỡ có thể ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh sự phát triển của tế bào ung thư…

Thật ra, nếu các bậc cha mẹ cố gắng giảm cân cho trẻ bằng cách thay đổi thói quen có hại của trẻ, như: Điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hằng ngày một cách khoa học hơn, theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa; tập cho bé vận động về thể chất, uống các loại nước không đường; giúp trẻ ngủ đúng giờ và không ngủ quá nhiều thời gian trong ngày… thì vẫn có thể kiểm soát được trọng lượng của trẻ.

Tuy vậy, việc vận động không dễ dàng đối với trẻ thừa cân, béo phì và không phải trẻ nào cũng thoải mái luyện tập thể dục hàng ngày. Đây là điều khiến các bậc cha mẹ đau đầu, bởi muốn con giảm cân thì tập thể dục là điều vô cùng quan trọng.

Vì thế, các bậc cha mẹ hãy tạo động lực cho trẻ béo phì, tìm các bài tập giảm cân khoa học, tạo hứng thú cho trẻ để đạt được mục tiêu giảm cân. Trẻ em thường thích những môn thể thao đồng đội như bóng đá, bóng rổ hoặc bóng chuyền. Ngoài ra, cha mẹ hãy cho trẻ tham gia các lớp tập thể dục dụng cụ, bơi lội hoặc nhảy múa. Ngoài ra, hiện có rất nhiều ứng dụng thú vị trên điện thoại thông minh yêu cầu người chơi vận động ngoài đời thực, chẳng hạn như trò chơi Pokémon Go hay đếm bước đi bộ… Tăng cường vận động sẽ đốt cháy năng lượng, đồng thời giúp trẻ phát triển chiều cao, thể lực và có tinh thần sảng khoái.

Các bậc cha mẹ hãy để cho con được tiếp xúc với càng nhiều môn thể thao càng tốt. Vì tương lai sức khoẻ của con nói chung và phòng tránh được nhiều bệnh lý tim mạch, ung thư nói riêng, cha mẹ hãy giúp con có một thể trạng tốt với cân nặng tối ưu ngay từ khi còn nhỏ./.

 

Phương Vũ

 

Mối đe doạ thầm lặng với trẻ nhỏ

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen có hại với chính người hút thuốc mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cà Mau tăng cường quản lý, phòng chống bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gánh nặng y tế tại Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Cần có bước tiến trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm để tạo nền tảng vững chắc hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

Sáng nay (30/6), Sở Y tế Cà Mau phối hợp Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh, Trung tâm thông tin Y tế Quốc gia và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức tập huấn khám chữa bệnh từ xa, sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” dành cho cán bộ nòng cốt ngành y tế tỉnh Cà Mau. 

Viện Pasteur nâng cao năng lực xét nghiệm cho y tế tuyến tỉnh, huyện

Sáng 25/6, Viện Pasteur phối hợp cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau tổ chức khóa tập huấn “Đánh giá nội bộ về quản lý chất lượng xét nghiệm y học”.

Triển khai rộng rãi dịch vụ xét nghiệm HIV Online

Sau hơn 3 năm triển khai mô hình xét nghiệm HIV Online thông qua website: “tuxetnghiem.vn” tại tỉnh Cà Mau, cho thấy sự tiện ích rõ rệt từ mô hình này. Hiện nay, ngành y tế tăng cường các hoạt động truyền thông để đưa dịch vụ thực hiện rộng rãi trong cộng đồng.

Vì đôi mắt trẻ thơ

Với mong muốn mang lại ánh sáng và sự tự tin cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn bị các bệnh về mắt, vừa qua, Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh phối hợp cùng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, các chuyên gia đến từ TP Hồ Chí Minh và Quỹ Chăm sóc mắt Hà Lan (ECF) tổ chức đợt phẫu thuật mắt miễn phí cho hơn 60 trẻ dưới 15 tuổi mắc các bệnh lý lé mắt, sụp mi.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch từ hút thuốc lá

Ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch. Để phòng bệnh tim mạch, một trong những biện pháp đơn giản là không sử dụng thuốc lá và sống trong môi trường không khói thuốc lá.

Tận tâm vì sức khoẻ Nhân dân

Phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành y tế, những năm qua, đội ngũ thầy thuốc trẻ tỉnh Cà Mau nỗ lực học tập, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao y đức. Qua đó, đã có những tấm gương sáng, điển hình tiên tiến vì sức khoẻ của người dân.

Vì môi trường không khói thuốc

Trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hoá học, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra 25 nhóm bệnh khác nhau, bao gồm 11 loại ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng sức khoẻ sinh sản của cả nam và nữ giới. Ước tính cứ 2 người hút thuốc lá thì có 1 người sẽ chết sớm, trong đó 1/2 số ca tử vong xảy ra ở tuổi trung niên.

Nguyên nhân và tác hại của thừa cân béo phì ở trẻ em

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ (Theo WHO).