ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 18-5-25 13:10:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng giáo dục

Báo Cà Mau Ông Tạ Ðức Hùng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) TP Cà Mau, cho biết, đối với ngành GD&ÐT thành phố, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý và dạy học đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Năm học 2024-2025, ngành chỉ đạo thực hiện ứng dụng học bạ điện tử ở 100% trường tiểu học và tiến hành thí điểm ở một số trường cấp THCS; sử dụng phần mềm quản lý cơ sở vật chất và tài chính; thực hiện việc thu học phí không dùng tiền mặt.

- Việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy được ngành giáo dục TP Cà Mau thực hiện như thế nào trong thời gian qua, thưa ông?

Ông Tạ Ðức Hùng: Ðối với công tác quản lý, Phòng GD&ÐT chỉ đạo thực hiện số hoá các loại hồ sơ, sổ sách chuyên môn nghiệp vụ; công tác chuyển trường; tuyển sinh; quản lý điểm; đánh giá xếp loại học sinh; giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), điều hành các hoạt động của nhà trường trên môi trường số. Dùng phần mềm quản lý nhân sự nhà trường (VnEdu của VNPT và của Viettel); trên địa chỉ https://qlhscbccvc.camau.gov.vn/ để quản lý nhân sự. Ứng dụng email, Zalo trong chỉ đạo điều hành công việc hằng ngày; thực hiện sổ điểm điện tử; phiếu liên lạc điện tử... Khai thác, sử dụng hiệu quả phần mềm iOffice trong việc quản lý nội bộ, có liên thông các cấp; kết nối báo cáo với cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Tăng cường ứng dụng CNTT trong việc giải quyết các TTHC trên môi trường số, sử dụng chữ ký số.

Giờ học môn Tin học của cô trò Trường Tiểu học Nguyễn Tạo (Phường 2, TP Cà Mau).

Giờ học môn Tin học của cô trò Trường Tiểu học Nguyễn Tạo (Phường 2, TP Cà Mau).

Trong công tác giảng dạy, chỉ đạo các trường sử dụng các phần mềm dạy học (E-Learning, K12 Online); cổng thông tin học liệu, ngân hàng đề thi phục vụ công tác dạy học và kiểm tra đánh giá. Triển khai việc ứng dụng giao bài cho học sinh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tiếp tục khai thác tài nguyên trên trang “Trường học kết nối”. Sử dụng Zalo, email, Facebook... để truyền tải dữ liệu; thực hiện số hoá kế hoạch dạy học, ứng dụng chữ ký số trong việc ký duyệt kế hoạch chuyên môn. Triển khai ứng dụng “thí nghiệm ảo” trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ đạo các trường học chuẩn bị sẵn sàng các phương án dạy học trực tuyến nếu xảy ra dịch bệnh kéo dài.

- Ông có thể cho biết hiệu quả của ứng dụng CNTT trong việc góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập?

Ông Tạ Ðức Hùng: Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy và học bước đầu đem lại hiệu quả tốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Ðầu tiên, CNTT hỗ trợ người dạy trong việc soạn giảng. Phần mềm soạn giáo án điện tử giúp giáo viên bớt vất vả trong việc soạn giảng; công tác soạn bài nhanh, dễ sửa chữa, dễ cập nhật kiến thức mới vào bài giảng; các công cụ như Word, Power point... giúp giáo viên tạo ra các slide bài giảng sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh, tạo không khí lớp học vui vẻ, hứng khởi, nâng cao hiệu quả tiết dạy. Phần mềm tính điểm, đánh giá, xếp loại học sinh... chính xác, tổng hợp thống kê số liệu nhanh chóng, dễ dàng.

Ứng dụng CNTT giúp học sinh thích thú hơn trong học tập.

Ứng dụng CNTT giúp học sinh thích thú hơn trong học tập.

Internet là kho dữ liệu khổng lồ, là nơi chứa tất cả những thông tin mà người học muốn tìm kiếm; giúp việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng dạy và học, có thể giải đáp mọi thắc mắc của người học, giúp việc tự học của học sinh đạt hiệu quả. Học sinh có thể tìm thêm nhiều kiến thức hơn trên Internet, bởi kiến thức trên Internet luôn được cập nhật mới liên tục, đảm bảo không bị lỗi thời, lạc hậu so với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội.

Ứng dụng CNTT còn tạo sự tiện lợi cho người dạy, người học. Học tập có ứng dụng CNTT giúp linh động về thời gian cũng như địa điểm học tập (lớp học mở); học tập ở bất kỳ nơi đâu nếu cảm thấy thuận tiện. Ngoài ra, các thành viên trong lớp học cũng dễ dàng liên lạc, trao đổi bài vở với nhau hoặc bài tập nhóm dù ở xa nhau.

Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn TP Cà Mau có trang bị tivi và kết nối Internet, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong thực hành các tiết dạy. (Trong ảnh: Lớp học STEM của cô trò Trường Tiểu học Quang Trung, Phường 5, TP Cà Mau).

Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn TP Cà Mau có trang bị tivi và kết nối Internet, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong thực hành các tiết dạy. (Trong ảnh: Lớp học STEM của cô trò Trường Tiểu học Quang Trung, Phường 5, TP Cà Mau).

- Trên cơ sở những kết quả đạt được, thời gian tới, ngành giáo dục TP Cà Mau sẽ tiếp tục thực hiện ứng dụng CNTT như thế nào, thưa ông?

Ông Tạ Ðức Hùng: Chủ trương của Ðảng và Nhà nước ta xác định, CNTT và chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Những năm qua, Phòng GD&ÐT TP Cà Mau đã quan tâm đầu tư cho các nhà trường về hạ tầng, cơ sở thiết bị phòng máy tính, giáo viên dạy Tin học... Ðến nay, mạng Internet đã phủ sóng 100% các điểm trường. Việc dạy và học môn Tin học trong các nhà trường đã đi vào nền nếp và thực hiện đúng quy định của Sở GD&ÐT.

Ứng dụng CNTT trong bài giảng, giáo viên có thể kết hợp tiết học theo kiểu truyền thống (phấn trắng, bảng đen) và trình chiếu nội dung bài học trên tivi, qua đó có thể giúp học sinh cùng tham gia, chủ động hơn.

Ứng dụng CNTT trong bài giảng, giáo viên có thể kết hợp tiết học theo kiểu truyền thống (phấn trắng, bảng đen) và trình chiếu nội dung bài học trên tivi, qua đó có thể giúp học sinh cùng tham gia, chủ động hơn.

Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường ứng dụng CNTT vào việc quản lý các hoạt động. Tiếp tục khai thác nguồn học liệu trên nền tảng số; nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học và kiểm tra đánh giá; số hoá các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn nghiệp vụ. Ứng dụng CNTT trong cải cách TTHC, xử lý văn bản hành chính trên môi trường số, hạn chế dùng văn bản giấy trong giải quyết các TTHC như chuyển trường, tuyển sinh đầu cấp; thu học phí không dùng tiền mặt; báo cáo trực tuyến; lưu trữ số liệu; chữ ký điện tử; học bạ số...

Bên cạnh đó, tăng cường khai thác nguồn cơ sở dữ liệu ngành, phục vụ công tác quản lý dạy học và giải quyết TTHC trong nhà trường. Tập huấn cho giáo viên kỹ năng khai thác học liệu số trên không gian mạng. Tăng cường phát huy vai trò, chức năng của Website nhà trường trong việc thông tin các hoạt động của nhà trường đến người dân.

- Xin cảm ơn ông!

 

Quỳnh Anh thực hiện

 

Cà Mau có trên 11.200 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi năm nay có những điểm mới, cho nên chúng ta không được phép chủ quan, lơ là, thực hiện chu đáo những quy định cũ, thực hiện đầy đủ những quy định mới. Đảm bảo an toàn bảo mật, sao in đề thi, bài thi.

Cơ hội nâng chất giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non không chỉ là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân mà còn là nền tảng hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Vai trò của người giáo viên mầm non vì thế luôn được ví như người nghệ sĩ tài ba, khéo léo chạm vào tâm hồn trẻ bằng trái tim đầy yêu thương và sự sáng tạo không ngừng.

Dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhưng do năm nay kỳ thi có nhiều quy định mới nên hiện tại giáo viên và học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện U Minh đang dồn sức ôn tập, cũng như chuẩn bị tốt các điều kiện để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.

Gương sáng nữ sinh

Trong cộng đồng sinh viên Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (BDU Cà Mau), Phạm Lê Mi, sinh viên năm 4 ngành Quản trị kinh doanh, là tấm gương sáng về tinh thần học tập, rèn luyện và cống hiến.

"Bản hùng ca đất nước" lan toả tri thức, tự hào dân tộc

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc duy trì và phát triển văn hoá đọc trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ điều đó, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu) nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy niềm đam mê sách và hình thành thói quen đọc sách trong sinh viên.

Nụ cười Hoàng Giáp

Trong vòng thi toàn quốc của cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt năm học 2024-2025 vừa diễn ra tại Hà Nội, em Bùi Nguyễn Bảo Tiên, học sinh Lớp 4C, Trường Tiểu học Quang Trung (TP Cà Mau) đã xuất sắc ghi tên vào bảng vàng với danh hiệu Hoàng Giáp, một trong những giải thưởng danh giá nhất của kỳ thi.

Nữ sinh viên học giỏi, gương mẫu trong công tác Ðoàn

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có cả cha lẫn mẹ đều là viên chức ngành giáo dục ở Ấp 4, xã Khánh An, huyện U Minh, kinh tế không mấy dư dả, nhưng Nguyễn Yến Ngọc, sinh viên Khoa Thương mại, Trường Ðại học Tài chính - Marketing TP Hồ Chí Minh, là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè. Trong 4 năm học đại học, năm nào Yến Ngọc cũng được học bổng, với thành tích xuất sắc trong học tập và trở thành sinh viên ưu tú của trường.

Cô Ðặng Thị Mộng Nhi – “Ðoá sen” giữa vùng đất khó

Vùng đất Ngọc Hiển xa xôi, nơi hành trình tìm con chữ còn nhiều gian nan, cô Ðặng Thị Mộng Nhi như đoá hoa sen toả ngát hương thơm, mang tri thức đến bao thế hệ học trò. Không chỉ là giáo viên dạy tốt, cô Nhi còn là người mẹ thứ hai, bạn đồng hành, truyền lửa đam mê, chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời còn nhiều thiếu thốn.

Liên đội trưởng Cháu ngoan Bác Hồ

Em Nguyễn Phương Nhã, học sinh Lớp 5A, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một trong những tấm gương tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Ðội.

Trường THPT Tắc Vân đoạt giải Nhất Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách "Bản hùng ca đất nước"

Chiều nay (26/4), Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách kỷ niệm 50 năm đại thắng mùa xuân năm 1975 (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau. Liên hoan do Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.