ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 12:25:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kịp thời phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Báo Cà Mau “Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được triển khai, thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt hơn; công tác kiểm tra, giám sát được quan tâm chỉ đạo và kịp thời phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong Ban Chỉ đạo càng rõ nét hơn”, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh (Ban Chỉ đạo) đánh giá tại phiên họp tổng kết năm 2023, sáng ngày 13/12. Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, chủ trì phiên họp.

Theo Ban Chỉ đạo, các nhiệm vụ năm 2023 đề ra đều được thực hiện đạt so với kế hoạch, góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, được đảng viên và Nhân dân ngày càng tin tưởng, đồng tình.

Trong năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã phát hiện và chuyển 13 vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, tiêu cực (TN,TC) sang cơ quan điều tra, tăng 5 vụ việc so với năm 2022. Trong đó, qua kiểm tra phát hiện và chuyển sang cơ quan điều tra 1 vụ việc “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” trong việc thực hiện gói thầu mua sắm hệ thống chụp mạch xóa nền DSA tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau và gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Đầm Dơi.

Qua thanh tra phát hiện và chuyển sang cơ quan điều tra 5 vụ việc: Vụ việc có dấu hiệu tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" đối với các gói thầu mua lúa và phân bón xảy ra tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình; vụ việc sai phạm liên quan đến ông Trần Văn Hiền, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thuế liên xã, thị trấn số 02 thuộc Chi cục thuế Khu vực I, có hành vi nhận tiền thuế của các hộ kinh doanh nhưng không ra biên lai và ghi 2 liên của biên lai thuế không trùng khớp; vụ việc có dấu hiệu tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” trong việc thực hiện 4 gói thầu mua sắm thiết bị phục vụ dạy và học do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư; vụ việc có dấu hiệu tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phỉ" xảy ra tại Khu dân cư Thạnh Phú (kiến nghị khởi tố của Thanh tra Chính phủ); vụ việc có dấu hiệu tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu hành chính và công trình công cộng cửa ngõ Đông Bắc TP Cà Mau (kiến nghị khởi tố của Thanh tra Chính phủ).

Cùng với đó, qua giải quyết phản ánh, tố cáo về TN,TC phát hiện và chuyển sang cơ quan điều tra 6 vụ việc: Vụ việc có dấu hiệu tội “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” trong việc thực hiện Hợp đồng uỷ quyền giữa bà Nguyễn Thị Bạch Yến và ông Võ Văn Thủy xảy ra tại UBND xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời; vụ việc có dấu hiệu “Giả mạo trong công tác" xảy ra tại UBND xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời; vụ việc có dấu hiệu “Giả mạo trong công tác " xảy ra tại UBND xã Phú Tân, huyện Phú Tân; vụ việc có dấu hiệu “Giả mạo trong công tác" xảy ra tại UBND xã Tân Bằng, huyện Thới Bình; vụ việc có dấu hiệu tiêu cực liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau; vụ việc ông Hồng Minh Khôi ở Khóm 3, thị trấn U Minh (huyện U Minh) tố giác ông Trần Thanh Thía, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện U Minh và ông Nguyễn Hoàng Hiếu, Phó chủ tịch UBND thị trấn U Minh cùng ông Thái Quang Đạo, cán bộ Địa chỉnh UBND thị trấn U Minh có hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Hoàng Bi (địa chỉ: Khóm 3, thị trấn U Minh), dẫn đến bà Phạm Kim Hoa (mẹ ông Khôi) bị mất 112 m2 đất.

Từ những vụ việc trên, các cơ quan tố tụng 2 cấp đã khởi tố mới 11 vụ án TN,TC liên quan đến 9 bị can và đang tiếp tục điều tra làm rõ.

Theo Ban Chỉ đạo, việc thực hiện giải pháp phòng ngừa TN,TC tại một số cơ quan, đơn vị chưa thật nghiêm túc, dẫn đến sự việc này vẫn còn xảy ra. Tiến độ xử lý một số vụ án, vụ việc liên quan đến tham nhũng còn chậm.

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, quyết liệt, đi đầu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện thật tốt công tác phòng, chống TN,TC. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng ngay trong cơ quan, đơn vị. Gắn công tác phòng, chống TN,TC với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh./.

 

Trần Nguyên

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.