Đến cuối năm 2015, tổng sản phẩm trong huyện đạt trên 3.429 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,86%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người đạt 25,74 triệu đồng/người/năm.
Đến cuối năm 2015, tổng sản phẩm trong huyện đạt trên 3.429 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,86%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; thu nhập bình quân đầu người đạt 25,74 triệu đồng/người/năm.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung triển khai thực hiện gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Huyện xây dựng được 2 xã nông thôn mới, các xã còn lại bình quân đạt 13/19 tiêu chí.
Ðến nay, 11/11 xã đã có đường ô-tô về trung tâm. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện rộng khắp với tổng chiều dài khoảng 708 km, trong đó đã thực hiện kiên cố, bê-tông và nhựa trên 660 km.
Báo Cà Mau giới thiệu một số hình ảnh thể hiện sự phát triển của huyện Thới Bình qua 60 năm./.
Thị trấn Thới Bình ngày càng được chỉnh trang, xứng tầm là trung tâm văn hoá, chính trị, thương mại và dịch vụ của huyện. ( Trong ảnh: Thị trấn Thới Bình nhìn từ ngã ba sông Trẹm). Ảnh Hoàng Hà |
Ðời sống người dân được nâng cao, mức thụ hưởng các giá trị văn hoá truyền thống được nâng lên. (Trong ảnh: Lễ hội Kỳ Yên được tổ chức hằng năm tại Ðền thần Tân Lộc, xã Tân Lộc). |
Nâng cấp, đầu tư trụ sở UBND các xã cũng được quan tâm. Ðến nay, huyện đã có 3 trụ sở UBND cấp xã xây dựng khang trang, đạt tiêu chuẩn trong xây dựng nông thôn mới. (Trong ảnh: Trụ sở UBND xã Biển Bạch Ðông). |
Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Ðảng bộ, chính quyền các cấp trong huyện thực hiện hiệu quả cao. Qua đó, rút ngắn thời gian chứng nhận các loại giấy tờ, giảm bớt thủ tục phiền hà trong Nhân dân. (Trong ảnh: Công tác tiếp dân tại bộ phận một cửa xã Tân Lộc). |
Công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân được chú trọng. Ðến nay, toàn huyện có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. (Trong ảnh: Công tác khám, chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Tân Bằng. Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, Trưởng trạm Y tế, cho hay, trung bình mỗi tháng, trạm khám và điều trị từ 500 đến 800 lượt bệnh nhân). |
Mạng lưới trường lớp khang trang đã phủ khắp các vùng quê. Ðến nay, toàn huyện có 61 trường học các cấp, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục và đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao. (Trong ảnh: Giờ thể dục ngoại khoá của học sinh Trường Tiểu học Huỳnh Thị Kim Liên, xã Hồ Thị Kỷ). |
Việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông giúp hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện ngày càng kết nối rộng khắp, đảm bảo lưu thông giữa các ấp, xã và liên thông đến các huyện trong tỉnh và tỉnh Kiên Giang. |
Việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp được nông dân trên địa bàn huyện đẩy mạnh thực hiện, mang lại hiệu quả cao. Từ 18.000 ha đất nhiễm phèn hoang hoá, nay Thới Bình đã có trên 50.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, năng suất 5 tấn/ha. |
Cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, huyện đã dần hình thành nhiều mô hình hợp tác, tổ hợp tác sản xuất hiệu quả kinh tế cao. (Trong ảnh: Mô hình sản xuất khép kín chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả tại Tổ hợp tác - vườn chim Toàn Thắng, xã Biển Bạch Ðông). |
Nhiều năm qua, Ðảng uỷ xã Tân Lộc luôn chú trọng và cử cán bộ trực tiếp xuống địa bàn để kịp thời nắm bắt nguyện vọng Nhân dân. (Trong ảnh: Ðoàn công tác của xã ghi nhận ý kiến Nhân dân tại Ấp 5). |
Phong Phú - Khánh Phương thực hiện