ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 22:34:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ thi THPT quốc gia 2017: khó khăn về tài liệu ôn tập

Báo Cà Mau (CMO) Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được xem là kỳ thi có nhiều đổi mới của Bộ GD&ĐT. Một điểm mới đáng lưu ý là năm nay duy nhất môn Ngữ văn là thi theo hình thức tự luận, số còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Mỗi thí sinh sẽ làm 5 bài thi, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (bắt buộc) và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hoá, Sinh), Khoa học xã hội (Sử, Địa, riêng giáo dục THPT có thêm môn GDCD). Về nội dung thi, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ nằm trong chương trình lớp 12.

Với phương án thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 do Bộ GD&ĐT công bố, nhiều trường THPT gặp lung túng, bỡ ngỡ. Một số môn chuyển sang thi hình thức trắc nghiệm như Toán, Địa, Sử hay môn GDCD từ lâu bị bỏ quên thì năm nay lại có mặt trong kỳ thi. Do đó, nguồn tài liệu ôn tập bị hạn chế nên gây trở ngại cho giáo viên và học sinh.

Thầy Duyên Văn Hiền, Phó hiệu trưởng trường THPT Trần Văn Thời, thông tin: “Ngay khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi, nhà trường đã tiến hành đổi mới cách giảng dạy. Do thay đổi nhanh chóng, thêm vào đó trường lại nằm khá xa trung tâm thành phố nên việc tiếp cận nguồn tài liệu, sách tham khảo gặp nhiều khó khăn”.

Theo như thầy Hiền cho biết, trước và sau Tết Nguyên đán thì Bộ GD&ĐT đã công bố 2 bộ đề thi thử nghiệm làm cho giáo viên và học sinh phần nào giảm bớt lo lắng. Nhà trường đã tiến hành cho các em thi thử, tuy nhiên, kết quả của 2 kỳ thi thử không mấy khả quan. Và lo lắng nhất phải kể đến môn Toán, với tổng các bài kiểm tra có điểm số trên trung bình chỉ đạt 40%. Đó là con số đáng ngại, vì học sinh phải đột ngột chuyển từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm.

Có nhiều nguồn tài liệu học tập nên việc lựa chọn nguồn nào phù hợp là trăn trở của phần lớn học sinh khối lớp 12. Em Nguyễn Hoài Thương, học sinh lớp 12A, trường THCS - THPT Lý Văn Lâm, bộc bạch: “Nguồn tài liệu trên Internet nhiều nhưng vẫn chưa phù hợp nên trên lớp em luôn cố gắng nghe giảng từ thầy cô, sau đó tìm tài liệu thích hợp để ôn luyện. Hoặc em chọn câu hỏi rồi nhờ thầy cô hướng dẫn”.

Học sinh khối 12 Trường THCS - THPT Lý Văn Lâm quan tâm đến nguồn tài liệu để ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.

Các trường đã áp dụng nhiều phương pháp dạy để học sinh làm quen với sự đổi mới, bắt nhịp kịp thời với kỳ thi. Thầy cô định hướng kiến thức ôn luyện còn học sinh phải tự luyện giải đề, chuyển cách học nhanh chóng từ tự luận sang trắc nghiệm. Nhiều trường phân công các thầy cô ở từng bộ môn biên soạn câu hỏi trắc nghiệm, sau đó giảng dạy cho học sinh.

Em Trần Minh Nhí, học sinh lớp 12C, trường THCS - THPT Lý Văn Lâm, cho hay: “Lớp chúng em ôn luyện theo câu hỏi hoặc giải đề theo sự hướng dẫn của thầy cô bộ môn. Kiến thức thi năm nay rộng nhưng em sẽ cố gắng học tập bám theo chương trình lớp 12 để phù hợp với cấu trúc của đề thi”.

Bộ GD&ĐT không biên soạn tài liệu ôn thi để tránh tình trạng ôn tập rập khuôn hay tình trạng ép buộc học sinh mua tài liệu. Việc này một phần gây khó trong việc định hướng kiến thức cho học sinh.

Bài và ảnh: HẰNG MY

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật

Sáng nay (24/9), tại Khách sạn Ánh Nguyệt, Doanh nghiệp xã hội Đời Rất Đẹp (DRD) phối hợp với Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức Lễ trao vốn sinh kế cho 50 người khuyết tật thuộc Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.