ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 28-7-25 00:01:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ vọng về một “định vị mới”, “tầm mức mới” của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Báo Cà Mau Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12-13/12/2023.

Nhân dịp này, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến chuyến thăm:

Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.

Phóng viên: Thứ trưởng đánh giá như thế nào về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, nhất là sau 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nhiều điểm tương đồng: cùng chung biên giới, là 2 nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan hệ hữu nghị truyền thống, có lợi ích ngày càng gắn bó. Do đó, cả hai nước đều coi trọng quan hệ với nhau, đều xác định quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Trung Quốc - Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của mỗi nước.

Kể từ khi hai bên thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (năm 2008) đến nay, quan hệ hai Đảng, hai nước đã phát triển ngày càng thực chất, vững chắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực:

Quan hệ chính trị phát triển mạnh mẽ, trao đổi cấp cao và các cấp được tăng cường. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc hai nước thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi mật thiết. Trong đó, có nhiều chuyến thăm cấp cao đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, gần đây nhất là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử đến Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2022.

Hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư ngày càng đi vào chiều sâu. Trung Quốc 20 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc). Kim ngạch thương mại song phương tăng 9 lần từ mức 20 tỷ USD năm 2008 lên gần 180 tỷ USD năm 2022. Qua 15 năm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 10 lần từ mức lũy kế 2 tỷ USD vào năm 2008 lên 25 tỷ USD hiện nay. Riêng năm 2023, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương diễn ra sôi động, đạt nhiều thành quả thiết thực. Đến nay, đã có gần 60 tỉnh/thành phố của Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương Trung Quốc. Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương hai bên đã thiết lập và tổ chức định kỳ nhiều cơ chế, chương trình hợp tác. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, Trung Quốc nhiều năm liên tục dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam, trung bình cứ 3 khách quốc tế đến Việt Nam thì có 1 khách Trung Quốc.

Hai bên đạt nhiều thành quả trong việc xây dựng đường biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị và hợp tác, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới hai bên.

Hai bên cũng nỗ lực duy trì đàm phán, tăng cường hợp tác, nhằm cùng các bên liên quan kiểm soát bất đồng, quản lý khác biệt phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

Phóng viên: Thứ trưởng có kỳ vọng gì về chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, đóng góp của chuyến thăm đối với việc thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc là chuyến thăm đầu tiên của Nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc đến Việt Nam sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, đúng một năm sau chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022). Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 15 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Trong một bối cảnh như vậy và với tầm quan trọng của chuyến thăm, chắc chắn đây sẽ là một dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Tôi cho rằng, có 3 điểm mà hai bên đều rất kỳ vọng vào chuyến thăm lần này.

Thứ nhất là kỳ vọng về một “định vị mới”, “tầm mức mới” của quan hệ song phương. Trên cơ sở thành quả quan trọng của 15 năm thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ làm sâu sắc hơn nữa khuôn khổ hợp tác cho tương lai lâu dài của quan hệ hai nước theo hướng bền vững, thực chất và hiệu quả hơn, góp phần vào xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai là kỳ vọng về những kết quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực. Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ xác định những phương hướng, trọng tâm lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, đáp ứng lợi ích của cả hai bên. Sẽ có thể có một số lượng lớn văn kiện trên nhiều lĩnh vực được ký kết, tạo cơ sở quan trọng để các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp triển khai hợp tác hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Thứ ba là kỳ vọng về hiệu ứng lan tỏa của chuyến thăm đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân. Chuyến thăm này, cùng với chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo động lực và xung lực mạnh mẽ cho các ngành, các cấp, các địa phương và đoàn thể nhân dân tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ sẵn có, qua đó xây dựng nền tảng xã hội vững chắc, tốt đẹp cho sự phát triển của quan hệ song phương./.

 

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

 

Đoàn kết, kỷ cương, sẵn sàng chiến đấu cao

Sáng 24/7, Ban Chỉ huy Phòng thủ Khu vực 1 - Bạc Liêu long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của đơn vị.

Nhận diện, đập tan luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc 

Nam Bộ là vùng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này không thể chối cãi. Thế nhưng, vin vào những điều vô căn cứ, phản động về dân tộc, tôn giáo và vấn đề lịch sử lãnh thổ để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở Nam Bộ, những luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch vẫn tiếp tục nở rộ, nhất là trên không gian mạng.

Tuyên truyền toàn diện, tạo không khí thi đua sôi nổi

Chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, tỉnh Cà Mau và các địa phương tích cực triển khai tuyên truyền, thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa. Điều này không chỉ tạo không khí thi đua sôi nổi mà còn là cơ hội để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng nhìn lại chặng đường đã qua, thống nhất tư tưởng và hành động cho nhiệm kỳ mới.

Ấm tình ngày giỗ đồng đội

Những ngày tháng Bảy - tháng tri ân, ở khắp các địa phương trong tỉnh, nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ diễn ra trang trọng và cảm động. Tại xã Đầm Dơi, các cựu chiến binh (CCB) và người dân cùng họp mặt, nấu mâm cơm cúng và tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống.

Không để “sập bẫy” các chiêu lừa và thủ đoạn chống phá

Những ngày qua, lợi dụng việc sắp xếp tổ chức hành chính và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các đối tượng xấu gia tăng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong khi các thế lực thù địch tung luận điệu xuyên tạc, chống phá. Mỗi cá nhân cần tỉnh táo nhận diện và chủ động đấu tranh phòng, chống.

Bứt phá trong chặng đường mới

Ðại hội Ðảng bộ xã Quách Phẩm sau hợp nhất (từ 2 xã Quách Phẩm và Quách Phẩm Bắc) nhiệm kỳ 2025-2030, là khởi đầu mới với sự rộng mở về không gian phát triển, đồng thời là cơ hội để địa phương bứt phá vươn lên gắn với các lợi thế, tiềm năng. Xây dựng diện mạo giàu đẹp của quê hương, đời sống Nhân dân hạnh phúc, văn minh chính là nhiệm vụ kỳ quyết, quan trọng, mệnh lệnh thôi thúc tổ chức đảng, đảng viên phải ra sức phấn đấu, phụng sự và cống hiến.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Ở ngã tư sông

Về trung tâm xã Ðầm Dơi, đi từ đường Dương Thị Cẩm Vân lên cầu, đập vào mắt là tượng đài Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Dương Thị Cẩm Vân sừng sững bên bờ ở ngã tư sông, khắc ghi chiến công của nữ kiện tướng chiến hào trong những năm bao vây, đánh lấn Chi khu Ðầm Dơi. Ở góc tường rào bê-tông là bức phù điêu tái hiện cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân huyện Ðầm Dơi ngày trước trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tiếc là ở đây còn thiếu tượng đài khắc hoạ hình ảnh 26 người chết và hàng trăm người bị thương, hàng chục người bị bắt bớ, tù đày trong cuộc đấu tranh trực diện ngày 23/10/1961 quy mô lớn nhất và bị đàn áp đẫm máu nhất trong tỉnh lúc bấy giờ.

Tuyên truyền, vận động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Vũ Thăng vừa ký ban hành Kế hoạch tuyên truyền, vận động sưu tầm, giao nộp, hiến tặng tài liệu, tư liệu, hiện vật xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chủ động, đồng bộ chuẩn bị Đại hội đảng bộ cấp xã lần thứ I

Song song với việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các địa phương cũng đồng thời khẩn trương với công tác tổ chức đại hội đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030. Để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị hành chính mới, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ cũng đã thành lập 12 Tổ công tác, theo dõi, chỉ đạo đại hội đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ. Hiện công tác chuẩn bị tại các địa phương đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thành các điều kiện cần thiết cho một sự khởi đầu nhiệm kỳ mới thành công.