Thế kỷ 21, trình độ khai thác thuỷ sản của ngư dân Việt Nam có bước tiến dài với đội tàu trên 130.000 chiếc, vươn ra biển xa để khai thác thuỷ sản xuất khẩu. Tuy nhiên, do đánh bắt với nhiều hình thức tận diệt như: cào bay, cào banh lông, xiệc điện làm nhiều loài thuỷ sản quý hiếm trên vùng biển nước ta đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trước thực trạng đáng báo động này, nhiều địa phương có biển đảo phát động nuôi cá, tôm, sò, ốc, ghẹ… Phong trào này giúp cho ngư dân vươn lên làm giàu.
Thế kỷ 21, trình độ khai thác thuỷ sản của ngư dân Việt Nam có bước tiến dài với đội tàu trên 130.000 chiếc, vươn ra biển xa để khai thác thuỷ sản xuất khẩu. Tuy nhiên, do đánh bắt với nhiều hình thức tận diệt như: cào bay, cào banh lông, xiệc điện làm nhiều loài thuỷ sản quý hiếm trên vùng biển nước ta đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trước thực trạng đáng báo động này, nhiều địa phương có biển đảo phát động nuôi cá, tôm, sò, ốc, ghẹ… Phong trào này giúp cho ngư dân vươn lên làm giàu.
Phong trào nuôi thuỷ sản trên lồng bè phát triển mạnh vùng biển đảo Tây Nam. Nhiều loài giá trị kinh tế cao được người dân nuôi phải kể đến: cá bớp, cá bống mú, cá chim trắng… Ở Rạch Tràm, Dương Tơ, Gành Dầu còn nuôi ốc hương; ở Gành Hào, Khai Long, Ðất Mũi nuôi sò huyết, nghêu, hàu…
Khi màn đêm buông xuống, từ đỉnh Hòn Ðốc, Hòn Nam Du, Hòn Nghệ, Hòn Sơn Rái, Hòn Chuối nhìn ra phía biển, ánh đèn điện rực trên nhà bè nuôi trồng thuỷ sản như một đô thị nhỏ bồng bềnh giữa trùng khơi./.
Nhìn ra Hòn Bàng, Phú Quốc. |
Hải sâm Phú Quốc. |
Cầu gai trên biển Phú Quốc. |
Nuôi tôm hùm trên biển Phú Quốc. |
Làng bè cá Phú Quốc. |
Một con cá bớp 6 kg. |
Lồng bè nuôi hàu Đất Mũi. |
Bài và ảnh: Lê Vũ Hoàng