ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 11:07:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lâm Quốc Bảo nặng lòng với trẻ mồ côi

Báo Cà Mau (CMO) Vừa tốt nghiệp mà có nơi nhận về là điều mơ ước của tất cả sinh viên khi mới ra trường. Vậy mà có một chàng sinh viên ngành sư phạm lại từ chối nơi nhận mình để thi tuyển vào một nơi chẳng ăn nhập gì với ngành đã học trong sự ngăn cản quyết liệt của gia đình và người thân. Anh là Lâm Quốc Bảo, cán bộ Quản lý giáo dục Làng SOS Cà Mau.

Anh Quốc Bảo bộc bạch, khi nghe tin Làng SOS tuyển cán bộ quản lý giáo dục, anh nhận ra đây mới thật sự là nơi phù hợp gắn bó lâu dài và cơ hội để thể hiện tốt công việc của mình, bởi bản thân anh rất yêu trẻ con và hoạt động phong trào.

Nhớ những năm đầu mới vào Làng dạy mỹ thuật cho các em, tôi rất ấn tượng với hai từ "chú Bảo" mà các em thường nhắc với sự kính nể. Khi có em nào nói chuyện trong lớp hay không chịu vẽ thì y như rằng lớp trưởng “hăm" liền: “Tao méc chú Bảo”, vậy là những em đó im ngay tức khắc...

Không chỉ dạy các em học, anh Lâm Quốc Bảo còn dạy các em kỹ năng sống làm người có ích.                                                  Ảnh: TRẦM NGHĨ

Dạy học là nghề anh mơ ước từ nhỏ, thật may mắn khi vừa tốt nghiệp sư phạm đã có hai trường nhận hồ sơ. Nhưng cùng thời điểm đó, anh được tin Làng SOS tuyển cán bộ quản lý giáo dục. Sau nhiều đêm suy nghĩ và vào Làng tìm hiểu, anh nhận ra đây mới thật sự là nơi phù hợp với mình.

“Đi dạy học có chủ nhiệm lớp thì gắn bó với học sinh được vài năm, còn làm trong Làng SOS có khi gắn bó với các em đến lúc chúng trưởng thành", anh nghĩ vậy và mạnh dạn đưa ra quyết định trong sự cản ngăn của gia đình, người thân.

Anh cho biết, anh đã mất cha, chỉ còn một mình mẹ cực khổ nuôi 3 anh em ăn học nên anh hiểu, đồng cảm với sự thiệt thòi, thiếu thốn về tình cảm và vật chất trong cuộc sống, từ đó lúc nào anh cũng nghĩ, lớn lên nếu có điều kiện giúp được các cháu có hoàn cảnh như mình thì giúp liền và hiện giờ anh đã đi được nửa đoạn đường ước mơ đó.

Những ngày đầu mới nhận công việc, anh không có chút kinh nghiệm nào về chăm sóc, dạy dỗ trẻ con. Hơn nữa, đa phần các cháu ở đây đều có hoàn cảnh rất đặc biệt. Đứa thì không có cha hoặc không có mẹ, đứa mất cả cha lẫn mẹ, đứa bị bỏ rơi từ lúc vài tháng tuổi không biết cha mẹ là ai… Mỗi em một hoàn cảnh, một nỗi buồn, nỗi đau riêng, không được chăm sóc, dạy bảo, không được đi học, quen tự do lêu lổng, đi chơi, phá, ăn cắp vặt bên ngoài nên khi được nhận về Làng rất khó khăn trong việc giáo dục các em thực hiện theo nội quy, nền nếp của Làng, của nhà gia đình mà các em ở.

Anh nhớ lại: Thường những trẻ mới vào Làng tâm lý không ổn, hay quậy phá, không chịu học và hay ăn cắp vặt…, phải xử lý và uốn nắn các em thường xuyên. Rất nhiều tình huống mà không có chuyên môn nào dạy. "Sau bao năm gắn bó, cuối cùng tôi nhận ra không có trường lớp hay kinh nghiệm nào bằng  tình thương", anh tâm sự.

“Công việc tôi đang làm thật đa dạng, phải đa năng và hiểu nhiều chuyên môn, lĩnh vực như: công an (điều tra khi trẻ ăn cắp vặt), toà án (xử lý khi trẻ vi phạm), bác sĩ (sơ cứu và đưa trẻ đi bệnh viện khi trẻ chơi đùa bị té ngã), giáo viên (dạy trẻ học), các bộ Đoàn (tổ chức hoạt động phong trào cho trẻ tham gia)… Nói chung là tất cả các mặt nào liên quan đến trẻ, cả về giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao", anh nói. Khi được hỏi sao không làm việc đúng ngành học của mình cho đỡ vất vả, anh cười hiền: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết về phần ai...”.

Anh tâm tình, bộ phận quản lý giáo dục của Làng hiện chỉ có 2 người, mỗi người trực một ngày (từ sáng đến tối, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ). 

Tôi hỏi, thường mỗi nhà chỉ có 2 con việc nuôi dạy còn vất vả, đằng này anh có hơn 100 cháu, mà mỗi cháu là mỗi tính cách, vậy anh dạy như thế nào. Anh chia sẻ, trước tiên là phải hiểu được tâm sinh lý của các cháu qua từng độ tuổi, xử lý tình huống phải có tình… Điều quan trọng nhất vẫn là tình thương, vì  khi có tình thương sẽ dễ dàng vượt qua tất cả.

Hôm gặp anh tại lễ kỷ niệm 20 ngày thành lập Làng SOS, anh vui mừng cho biết, những gì anh và các anh em trong Làng cố gắng trong những năm qua nay đã được ghi nhận qua những thành tích của các em. Làng đã có một số em học xong thạc sĩ, có em là bác sĩ, có em là giảng viên, còn lại phần lớn học hết cấp ba. Đối với anh, đó là niềm vui lớn nhất./.

Ông Trương Văn Nhiệm, Giám đốc Làng SOS Cà Mau, cho biết: "Lâm Quốc Bảo là người có năng lực và tấm lòng rất bao dung. Trong công việc, anh luôn có tính sáng tạo, nghiên cứu và hoàn thành một cách xuất sắc. Thời gian qua, anh nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Anh xứng đáng là tấm gương cho các cháu của Làng SOS Cà Mau noi theo.

Khởi Huỳnh
 

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật

Sáng nay (24/9), tại Khách sạn Ánh Nguyệt, Doanh nghiệp xã hội Đời Rất Đẹp (DRD) phối hợp với Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức Lễ trao vốn sinh kế cho 50 người khuyết tật thuộc Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.