ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 23:49:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lập bàn thờ Bác - Nét đẹp ngày Tết

Báo Cà Mau Cứ mỗi độ Tết về, trong “danh mục” các công việc tất bật chuẩn bị đón mừng năm mới của nhiều người dân tỉnh Cà Mau, có chuyện hệ trọng là làm bàn thờ Tổ quốc, mà người dân hay gọi một cách gần gũi, thân thương là bàn thờ Bác. Ðây là nét đặc sắc để lại dấu ấn đẹp trong lòng bạn bè, du khách gần xa.

Còn nhớ vào dịp Tết cách đây mấy năm, khi đưa gia đình người bạn ở Ninh Thuận tham quan đầm Thị Tường, bạn hết sức ngạc nhiên và tỏ ra thích thú khi thấy dọc con lộ dẫn vào địa điểm tham quan có rất nhiều bàn thờ Bác được người dân lập trước nhà. Tôi nói với bạn, không chỉ riêng tuyến đường ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ấy, còn nhiều nơi trong tỉnh, người dân thể hiện nét đẹp này.

Những ngày cận Tết vừa qua, chúng tôi được anh Phan Minh Khoẻ, Bí thư Ðảng uỷ xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, đưa tham quan địa bàn xã, nơi theo anh giới thiệu có rất nhiều gia đình lập bàn thờ Bác. Hôm ấy là 28 Tết, đã có khá nhiều bàn thờ Bác được người dân hoàn thành. Anh Khoẻ cho biết, bà con làm rộ vào ngày 29 và 30. Ðến chiều 30 là hoàn tất hết.

Ông Lâm Quốc Việt, ấp Thuận Hoà B, xã Tân Thuận, bộc bạch: “Mình là Bộ đội Cụ Hồ, nhận thức được rằng nhờ có Ðảng, có Bác mà đất nước mới được hoà bình, thống nhất, người dân ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, mấy chục năm qua, năm nào vào dịp Tết gia đình cũng làm bàn thờ Bác, thể hiện sự tri ân. Mà không phải riêng tôi, ở đây nhiều bà con làm lắm”.

Ðịa bàn xã Tân Thành và phường Tân Thành, TP Cà Mau, cũng có rất nhiều hộ dân làm bàn thờ Bác dịp Tết. Theo ông Tạ Văn Góp, Bí thư Chi bộ Khóm 6, phường Tân Thành, trước đây, hồi còn chung xã Tân Thành, trên có đợt phát động làm bàn thờ Tổ quốc ngày Tết, bà con rất hưởng ứng. Về sau, dù chia tách thành phường Tân Thành và xã Tân Thành, người dân vẫn giữ nét đẹp này.

Hằng năm, cứ độ 27, 28 Tết là ông Huỳnh Văn Thịnh, Khóm 2, phường Tân Thành, tranh thủ làm bàn thờ Bác. Ông bộc bạch: “Bác đã đem lại độc lập tự do, cơm no áo ấm cho người dân. Tết về, làm bàn thờ Bác cũng là để nhớ công ơn Người. Việc làm bàn thờ rất dễ, ảnh đã có sẵn, đốn thêm vài cây trúc làm sườn. Mua ít đèn chớp treo lên cho lấp lánh ban đêm, khách lại thấy cũng vui hơn. Năm nào gia đình cũng làm, sau Tết cuốn cất vào, sang năm làm tiếp”.

Còn ông Châu Minh Nương, Khóm 6, phường Tân Thành, thì cho rằng: “Thờ Tổ quốc, thờ Bác thì cũng như thờ ông bà, tổ tiên mình. Có ông bà mới có mình; còn Tổ quốc, Bác Hồ cho mình cuộc sống thanh bình, no ấm. Nghĩ vậy mà mỗi năm, cứ Tết đến là gia đình làm bàn thờ Tổ quốc”.  

Bàn thờ Bác của một hộ dân ở Khóm 6, phường Tân Thành, TP Cà Mau.

Bà Nguyễn Thị Bê, vợ ông Nương, thì trải lòng: “Tết về có bàn thờ Bác thấy ấm áp. Có năm bận quá, định không làm, nhưng thấy thiếu thiếu rồi cũng phải làm. Bác sống lo cho dân, Bác mất mình thờ Bác, cầu nguyện Bác độ mình”.

Quan sát các mẫu bàn thờ Tổ quốc, phần không thể thiếu là ảnh Bác và cờ nước. Có hộ dùng mẫu in sẵn, phía trên là câu: “Ðời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh”, 2 bên có thêm câu đối: “Cơm no áo ấm nhờ ơn Ðảng/Ðộc lập tự do nhớ Bác Hồ”. Thậm chí có hộ sử dụng hình 3D, nhìn thẳng là chân dung Bác, nhìn xiên là hình Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, thể hiện lòng trân trọng, biết ơn đối với vị Ðại tướng của Nhân dân.

Vị trí bàn thờ thường được bố trí trang trọng tại một bên mặt chính của ngôi nhà. Việc trang trí, ở mỗi gia đình có khác nhau, tuỳ điều kiện, sự sáng tạo. Vật liệu dùng thường là lá dừa, lá đủng đỉnh, hoa, cây kiểng, hay nhiều vật liệu khác. Có hộ trang trí khá công phu, tạo điểm nhấn không gian Tết của gia đình. Nhiều hộ còn gắn thêm đèn chớp, làm cho không gian về đêm lấp lánh sắc màu, trông đẹp mắt.

Trên bàn thờ thường được bố trí trái cây, bánh mứt; hằng ngày bà con thắp nhang, cúng trà, bánh. Nhiều gia đình khi cúng Tết còn dành mâm cơm dâng cúng Bác.

Ông Hồ Ðại Quang, Ấp 4, xã Tân Thành, chia sẻ: “Lệ thường, vào cuối năm là nấu mâm cơm cúng Bác Hồ, cúng liệt sĩ, các vong nhân tử trận vì đất nước. Việc lập bàn thờ Bác và cúng kiếng như vậy thành truyền thống gia đình, năm nào cũng làm”.

Bàn thờ Bác của hộ ông Hồ Ðại Quang, Ấp 4, xã Tân Thành, TP Cà Mau được trang trí khá công phu, đẹp mắt.

Trong chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, hình ảnh Bác Hồ luôn là điểm tựa tinh thần, tạo sức mạnh to lớn để quân và dân Cà Mau vượt qua gian khổ, hy sinh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Khi Bác mất, đã có hơn 20 đền thờ Bác được dựng lên khắp nơi trong tỉnh để tưởng nhớ Người. Ðất nước thanh bình, ngoài việc treo ảnh Bác, nhiều gia đình còn lập bàn thờ, thắp nhang Bác hằng ngày và cúng cơm ngày Bác mất.

Việc lập bàn thờ Bác ngày Tết cũng là một trong những cách bày tỏ lòng thành kính, tri ân. Và trong thực tế, nơi nào được địa phương, các hội, đoàn thể quan tâm, khuyến khích việc làm này, thì nơi đó phong trào phát triển mạnh mẽ.

Xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi có 306 hộ cựu chiến binh. Việc làm bàn thờ Bác ngày Tết đã có từ lâu, năm nào họp cuối năm, các chi hội cựu chiến binh cũng nhắc qua để có sinh khí. “Qua đó, có 100% hộ gia đình cựu chiến binh đều làm bàn thờ Bác trước nhà ngày Tết”, ông Trần Hữu Liêm, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Thuận, phấn khởi chia sẻ.

Bà Hồ Thị Diệu Hiền, Trưởng ấp 4, xã Tân Thành, vui mừng cho biết: “Việc lập bàn thờ Tổ quốc được bà con trên địa bàn thực hiện rất nhiều năm nay. Hằng năm dân chánh ấp đều lập kế hoạch, cùng các ngành, đoàn thể đi đến từng hộ để nhắc bà con. Qua nắm tình hình, bà con làm đạt khoảng 98%. Có bàn thờ Bác, không khí Tết như rộn ràng, vui tươi, ấm áp hơn”.

Ngoài hộ gia đình, khách đến nhà cũng thắp nhang bàn thờ Bác, làm cho bầu không khí ngày Tết thêm ấm áp.

Theo ông Hồ Trung Việt, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau: “Ngay từ trước năm 2010, tỉnh đã phát động các cơ quan, đơn vị và hộ dân hằng năm lập bàn thờ Tổ quốc, bàn thờ Bác Hồ vào dịp Tết. Từ đó đến nay, việc làm này trở thành thường xuyên của bà con. Ðây là nét văn hoá rất đặc sắc của Cà Mau. Qua đó góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ, cho bà con luôn lúc nào cũng ghi nhớ công ơn Ðảng, Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Ðể từ đó, luôn nhắc nhở mọi người phấn đấu học tập, rèn luyện theo tấm gương Bác”./.

 

Huyền Anh - Trầm Nghĩ

 

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Đồng hành cùng bà con Cà Mau

Ngày 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng phía Nam; Tạp chí Người Làm Báo; Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã về nguồn và đồng hành, chia sẻ cùng bà con Cà Mau.

Nguy hiểm rác thải thuỷ tinh

Với đặc tính không thể phân huỷ trong tự nhiên ở điều kiện thông thường, tỷ lệ tái chế thấp, rác thải thuỷ tinh đang là thách thức lớn, gây tác động tiêu cực với môi trường. Tại TP Cà Mau, tình trạng đổ trộm rác thải thuỷ tinh vẫn còn xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị và dễ có nguy cơ xảy ra thương tích.

Niềm vui trong căn nhà mới

Từ những ngôi nhà chưa lành lặn, được sự kết nối của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân, cùng sự giúp sức của các mạnh thường quân, những mái ấm trong mơ đã thành hiện thực, dệt nên những câu chuyện đẹp về sự sẻ chia và tình người.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Tiếp thêm niềm tin cho trẻ khuyết tật

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau), không khí tại đây trở nên rộn ràng hơn bởi các em chu đáo chuẩn bị quà tặng là sản phẩm nước rửa chén, thành quả từ lớp dạy nghề được tổ chức hồi tháng 8 vừa qua.

Công trình tuổi trẻ hiệu quả, bền lâu

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Ðoàn, Hội trong việc chăm lo gia đình cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, Tỉnh đoàn đã triển khai thực hiện công trình nhà Nhân ái. Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.