ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 03:28:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lấy người dân làm trung tâm

Báo Cà Mau (CMO) Lấy người dân làm trung tâm là một trong những mục tiêu của việc triển khai Ðề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (gọi tắt là Ðề án 06). Ðề án được triển khai đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Theo Ðề án 06, Cà Mau ưu tiên đẩy mạnh số hoá các dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân. Ðể triển khai thực hiện Ðề án 06, Công an tỉnh đã triển khai 11/11 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc dịch vụ công thiết yếu của Bộ Công an; các sở, ngành đã cơ bản hoàn thành triển khai 12/14 dịch vụ công thuộc dịch vụ công thiết yếu trên môi trường điện tử, còn lại 2 dịch vụ công trực tuyến liên thông mức độ 3 gồm: Liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Liên thông đăng ký khai tử - Xoá đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí, đang chờ bộ, ngành Trung ương triển khai.

Ðể thực hiện sát hơn mục tiêu lấy người dân làm trung tâm trong triển khai thực hiện Ðề án 06, UBND Phường 1, TP Cà Mau đã xây dựng thí điểm thành công mô hình “Khu dân cư điện tử” từ tháng 10/2022 tại trụ sở Khóm 6. Theo đó, khi đến đây, người dân được trực tiếp hỗ trợ tạo tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, nộp hồ sơ trực tuyến, cài đặt các ứng dụng số, dịch vụ số… Ðây không chỉ là nơi thí điểm hỗ trợ người dân tiếp cận công nghệ số mà còn là mô hình thu nhỏ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phường 1, góp phần giúp giải quyết TTHC nhanh gọn, hiệu quả, tạo sự gần gũi, rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và người dân.

Người dân được hướng dẫn cài đặt phần mềm định danh điện tử trên điện thoại tại trụ sở Khóm 6, Phường 1. Ảnh: MỘNG THƯỜNG

Ðể tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận công nghệ số, tại trụ sở Khóm 6, Phường 1 được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính, máy in, máy quét và đường truyền Internet tốc độ cao. Từ những ngày đầu còn gặp nhiều khó khăn, đến nay đơn vị đã giúp người dân trên địa bàn từng bước tiếp cận công nghệ số. Trung bình mỗi ngày, đơn vị đã hướng dẫn hơn 50 lượt người dân đến liên hệ, thực hiện các TTHC như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân, chứng thực chữ ký… trên môi trường điện tử.

“Chỉ qua hơn 3 tháng triển khai thực hiện, Phường 1 đã triển khai hướng dẫn 225/658 người trong độ tuổi cài đặt App CaMauG, hướng dẫn 52 người sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn 158 người sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt… đạt 34% dân số trong địa bàn thí điểm. Ngoài ra, các tổ công nghệ số cộng đồng còn phối hợp với VNPT và Viettel hướng dẫn 1.535 phụ huynh học sinh đăng ký sử dụng thông báo kết quả học tập qua ứng dụng SMas Viettel và vnEdu Connet; hướng dẫn 12 người đang điều trị tại Bệnh viện Ðiều dưỡng cài đặt phần mềm VnCare; hướng dẫn người dân trong khu dân cư tham gia nhóm Zalo "Cộng đồng tự quản” để kịp thời thông tin về tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trật trự an toàn giao thông trên địa bàn dân cư. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức và tính tự giác của người dân trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và xã hội”, ông Phạm Chí Nguyện, công chức Văn phòng thống kê - phụ trách Tổ Công nghệ số cộng đồng Khóm 6, cho biết.

Ðại tá Trần Văn Thi, Phó giám đốc Công an tỉnh, cho biết: “Ðể thực hiện hiệu quả Ðề án 06, Công an tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông giới thiệu, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan về quy chuẩn, tính năng, tiện ích, cách sử dụng thiết bị đọc mã QR và thiết bị đọc chip trên CCCD do Bộ Công an cung cấp, phục vụ thực hiện 7 phương thức khai thác sử dụng thông tin cư trú trên thẻ CCCD trong giải quyết TTHC liên thông. Ðồng thời, triển khai tốt 10 mô hình điểm dịch vụ công trực tuyến theo Ðề án 06 tại cấp tỉnh, cấp huyện và 92 mô hình tại cấp xã, góp phần nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh”./.

 

Kim Cương

 

Các nhà mạng tại Cà Mau hoàn tất cắt sóng 2G

Bắt đầu từ hôm nay, 2/9, các nhà mạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau chính thức tắt sóng 2G theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Từ ngày 16/9, người dùng bắt buộc phải chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh hoặc điện thoại bàn phím có hỗ trợ sóng 4G, 5G mới đảm bảo liên lạc được.

Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số

Những năm qua, chuyển đổi số (CÐS) đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, CÐS không chỉ đơn thuần là việc áp dụng các công nghệ mới mà còn là quá trình tái cấu trúc, thay đổi phương thức hoạt động, tạo ra những giá trị mới.

Toàn diện phục vụ nông dân

Các phần mềm chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh đã giúp người nông dân canh tác, nuôi trồng tốt hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất tiên tiến, hiệu quả.

Ðảm bảo an toàn thông tin mạng

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, trong đó có Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên, cùng với tiện ích tuyệt vời, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt với những mối đe doạ an ninh do công cụ này gây ra.

Chuẩn hoá dữ liệu lĩnh vực điện

Xác định chuyển đổi số là một trong những nền tảng quan trọng thúc đẩy ngành điện phát triển mạnh mẽ và bền vững, thời gian qua, ngành điện đã chủ động đầu tư, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng thực hiện đảm bảo số hoá các dịch vụ cung cấp điện cho người dân, chuẩn hoá dữ liệu khách hàng, đem đến sự tiện lợi, hài lòng trên tất cả các lĩnh vực của ngành.

Ứng dụng truyền thông sáng tạo quảng bá hình ảnh Cà Mau

Phát triển các kênh trên nền tảng mạng xã hội, công nghệ số hoá 3D, hay tổ chức các sự kiện tích hợp trực tiếp... là hình thức truyền thông mới đã được Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) ứng dụng mang lại hiệu quả tích cực nhằm đẩy mạnh quảng bá môi trường đầu tư, điểm đến du lịch, sản phẩm thương mại... Phương thức truyền thông sáng tạo này đã nhận được đánh giá cao từ công chúng, phù hợp với xu hướng nền kinh tế số.

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân

Ðể thuận lợi cho người dân, thời gian qua, nhiều bệnh viện, phòng khám trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD). Với tấm thẻ CCCD gọn nhẹ, giờ đây mọi thủ tục đều được tiếp nhận và tích hợp hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tra cứu và tiếp nhận thông tin trên BHYT của người dân bằng thẻ CCCD cũng dần được sử dụng rộng rãi vào hồ sơ sức khoẻ điện tử trên VNPT HIS.

Nỗ lực chuyển đổi sóng 2G cho vùng sâu

Nằm trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ tháng 9/2024, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G. Hiện nay, các địa phương cũng như các nhà mạng trong tỉnh đang đẩy mạnh các đợt truyền thông, hỗ trợ bà con vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo nâng cấp thuê bao từ 2G sang 4G nhằm bắt nhịp cùng chủ trương lớn.

Xây dựng hệ thống y tế thông minh, tiện ích

Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, thời gian qua, Bệnh viện Ða khoa tỉnh đã tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý và chuyên môn. Trong đó, việc ứng dụng các phần mềm quản lý, khám chữa bệnh (KCB) cho người dân đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện chất lượng và an toàn trong quá trình điều trị bệnh.

Truyền thông số mở cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp

Có thể nói, sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra “cơ hội vàng” cho phụ nữ nông thôn khởi sự kinh doanh. Tận dụng điều này, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong huyện Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều biện pháp định hướng, quảng bá sản phẩm của hội viên trên môi trường mạng nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng sản xuất. Bắt nhịp với chuyển đổi số cũng là lúc để phụ nữ nông thôn thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũng như phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng hiệu quả công việc.