ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 21:26:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lấy sự hài lòng, tín nhiệm của Nhân dân làm thước đo công tác dân vận

Báo Cà Mau “Kết quả qua 3 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” là quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Ở đâu có dân chủ, ở đó có lòng dân và sức dân. Vì thế phải tiếp tục đổi mới công tác dân vận, lấy sự hài lòng, tín nhiệm của Nhân dân làm thước đo”, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh, nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua“Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2020-2023 diễn ra sáng 27/10.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục phát huy các mô hình mới, cách làm hay, nhất là công tác giải quyết thủ tịch hành chính trên môi trường điện tử, làm tăng sự hài lòng của nhân dân. Đồng chí Nguyễn Minh Luân  lưu ý các địa phương, cơ quan, đơn vị chú trọng đến các mô hình về văn hoá truyền thống tốt đẹp, giải phóng mặt bằng, sản xuất kinh doanh giỏi, cải cách hành chính... Phong trào thi đua “dân vận khéo” phải thật sự thiết thực, vì cuộc sống Nhân dân.

“Dân vận phải không ngừng đổi mới, chú trọng việc triển khai các chủ trương, chính sách đến tận dân, để dân hiểu, thấy được lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, đồng thuận cùng chính quyền địa phương”, ông Luân nhấn mạnh.

Hội nghị được nghe các tập thể, cá nhân nhiều tham luận chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện các mô hình dân vân khéo, nhằm lan toả, nhân rộng hiệu quả thời gian tới.

Dịp này, Ban Dân vận Trung ương tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Dân vận cho 37 cá nhân; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 15 cá nhân; Ban Dân vận Tỉnh uỷ tặng giấy khen cho 12 tập thể, 22 cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2023.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh, trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể.

Qua 3 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, toàn tỉnh có 3.427 mô hình đăng ký cấp cơ sở và cấp huyện, thành phố và tương đương, hơn 1.000 mô hình đăng ký cấp tỉnh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các mô hình mang lại hiệu quả tích cực, phát huy tốt tác dụng, có sức lan toả. Số lượng mô hình đăng ký hàng năm đều tăng, chất lượng ngày càng nâng lên. Việc lựa chọn nội dung đăng ký xây dựng mô hình có chú ý lựa chọn những lĩnh vực cấp uỷ, chính quyền tập trung chỉ đạo gắn với các phong trào thi đua.

Điển hình trên lĩnh vực kinh tế có mô hình: Đưa màu xuống ruộng, tiết kiệm giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; trồng cây ăn trái kết hợp với nuôi cá đồng; nuôi cua đinh thương phẩm; cá chình - bống tượng; vận động Nhân dân xây dựng tổ hợp tác trồng màu...

Phó trưởng ban thường trực ban Dân vận Tỉnh uỷ Cà Mau Lưu Văn Vĩnh trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Dân vận.

Ở lĩnh vực văn hoá - xã hội, các mô hình như: Chia sẻ yêu thương; “5 không, 3 sạch”; xây dựng tuyến dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; Mẹ đỡ đầu; Mái ấm tình thương, đổi rác thải nhựa lấy quà... đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm và tạo sự lan toả trong cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo.

Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, các mô hình đã tập trung phát huy sức mạnh, tinh thần đoàn kết của người dân trong đấu tranh tố giác tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, “khéo” tuyên truyền, vận động, khơi dậy truyền thống cách mạng, phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” từng bước đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội.

Các mô hình về “Chuẩn mực giao tiếp ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hướng tới sự hài lòng của người dân”; mô hình “Duy trì và nâng cao chất lượng chính quyền thân thiện”; “Xây dựng chính quyền phục vụ Nhân dân qua nền tảng số theo hình thức ngày tạo lập công dân số, ngày thiết lập dữ liệu số cho công dân”... góp phần củng cố kiện toàn bộ máy chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh./.

Mộng Thường

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cải tạo diện địa khu tập kết

Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.

Giữ giềng mối lòng dân

Trần Thới là xã cửa ngõ phía Nam của huyện Cái Nước, được ghép từ họ và tên của 2 Liệt sĩ Trần Văn Út và Dương Văn Thới gắn với chiến công oanh liệt trong trận chống càn thời kháng Pháp ở địa danh Cái Muối. Ông Lê Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Trần Thới, cho biết: “Năm 2020, xã Trần Thới về đích nông thôn mới, đó là sự vui mừng, tự hào và được kết tinh từ truyền thống cách mạng vẻ vang, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, và quan trọng nhất chính là ý Ðảng - lòng Dân nơi đây luôn được giữ gìn, vun đắp, phát huy cao độ”.