Lễ hội Phước biển của đồng bào Khmer xuất phát từ ý tưởng của vị sư Tà Hu, chùa Cà Săng, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, được duy trì gần 300 năm qua. Lễ hội được tổ chức nhằm cầu siêu cho những ngư dân gặp nạn trên biển không trở về, đồng thời là dịp đồng bào Khmer tạ ơn biển đã ban cho họ thực phẩm dồi dào, gia đình sung túc.
Lễ hội Phước biển của đồng bào Khmer xuất phát từ ý tưởng của vị sư Tà Hu, chùa Cà Săng, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, được duy trì gần 300 năm qua. Lễ hội được tổ chức nhằm cầu siêu cho những ngư dân gặp nạn trên biển không trở về, đồng thời là dịp đồng bào Khmer tạ ơn biển đã ban cho họ thực phẩm dồi dào, gia đình sung túc.
Lúc đầu, Lễ hội Phước biển chỉ diễn ra trong phạm vi chùa Cà Săng, dần trở thành tín ngưỡng dân gian của đồng bào Khmer làm nghề khai thác thuỷ sản ven biển từ Trần Ðề xuống tận Vĩnh Châu. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày (14-15/2 âm lịch) hằng năm. Nghi thức chính trong Lễ hội Phước biển được tổ chức tại chùa Cà Săng, do vị sư trụ trì cầu siêu cho các vong linh đã khuất trong quá trình đi biển gặp nạn. Kế tiếp là phật tử, người dân dự lễ đọc kinh cầu nguyện cho các vong nhân và các sư thuyết pháp, tụng kinh cầu cho mùa màng được bội thu, đánh bắt nhiều cá, tôm và đời sống người dân an lành quanh năm.
Kế nữa là lập đàn rước Phật, xây núi cát bên bãi biển với ý nghĩa phước chất cao như núi, ngăn chặn những đám mây, tạo thành mưa cho mùa màng tươi tốt. Phần hội là các hoạt động vui chơi, giải trí truyền thống của đồng bào Khmer tái hiện hình ảnh các cô gái gánh nước tưới hoa màu, các chàng trai đẩy xiệp ven biển, đua ghe Ngo trên cạn, đi cà kheo…
Lễ hội Phước biển tại chùa Cà Săng từ lâu là ngày hội văn hoá của đồng bào Khmer cần gìn giữ, phát huy./.
Chùa Cà Săng , Vĩnh Châu , tỉnh Sóc Trăng. |
Lễ rước Phật trong ngày Phước biển Vĩnh Châu. |
Người Khmer dự lễ trong chùa Cà Săng. |
Lễ cầu an trong ngày Phước biển. |
Người dân thắp nhang trên mộ cát ở biển Vĩnh Châu , tỉnh Sóc Trăng. |
Ngày hội Phước biển tại Vĩnh Châu. |
Bài và ảnh: Lê Vũ Hoàng