Theo ông Trần Văn Nhận (ngụ Khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân), người có gần 20 năm sống và gắn bó với nghề làm đáy hàng khơi, thì nghề này đã có từ rất lâu nơi miền biển Cà Mau. Lúc đầu chỉ vài người làm, về sau nhờ lợi nhuận khá mà nhiều hộ gia đình tham gia. Đóng đáy hàng khơi là nghề khá vất vả và hiểm nguy luôn rình rập, nhất là lúc sóng to, gió lớn.
Theo ông Trần Văn Nhận (ngụ Khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân), người có gần 20 năm sống và gắn bó với nghề làm đáy hàng khơi, thì nghề này đã có từ rất lâu nơi miền biển Cà Mau. Lúc đầu chỉ vài người làm, về sau nhờ lợi nhuận khá mà nhiều hộ gia đình tham gia. Đóng đáy hàng khơi là nghề khá vất vả và hiểm nguy luôn rình rập, nhất là lúc sóng to, gió lớn.
Đáy hàng khơi được đóng theo lạch biển, nơi có độ sâu trên dưới 12 sải nước theo cách tính của ngư dân (gần 25 m), thường cách đất liền trên dưới 15 hải lý. Thế nên, để làm được nghề này, người dân phải biết đi biển, chịu được sóng, gió và có điều kiện lưu lại dài ngày ngoài biển khơi.
Ở khu vực đóng đáy hàng khơi có nhiều chòi canh đáy, mỗi chòi cách nhau gần trăm mét, được liên kết với nhau bằng những đoạn dây thừng. Mỗi chòi do 2-3 ngư dân (còn được gọi là bạn chòi) ở cùng nhau, quản lý chung tầm khoảng 10 miệng đáy.
Miệng đáy là đoạn lưới dài, miệng rộng, đuôi thắt, được cố định bằng cột đáy lớn, vững chắc làm bằng cây kè. Loại cây này thẳng, dài gần 30 m và rất bền trong nước biển, được mua từ các tỉnh miền núi, giá từ khoảng 15 triệu đồng/cây.
Đáy hàng khơi đóng quanh năm. Mỗi tháng đóng được 2 con nước, trên dưới 15 ngày. Sản lượng thu được của ngư dân đa phần là tôm biển, ruốc và một số loại cá như cá khoai, lưỡi trâu… Mỗi con nước như thế, 1 miệng đáy thu được khoảng 5 triệu đồng. Thông thường, mỗi hộ làm đáy hàng khơi có từ vài chục miệng đáy. Làm phép tính cộng, lợi nhuận từ các miệng đáy, ngư dân có cơ sở để vui mừng./.
Công đoạn phơi đáy. |
Chòi canh đáy. |
"Bạn chòi chúa” Trương Văn Thống ngồi thư giãn trên dây. |
Sau khi bỏ đáy khoảng 5 giờ, bạn chòi bắt đầu kéo đáy. |
Một bữa cơm nhanh trên tàu của ngư dân và các bạn chòi. |
Sau nhiều giờ vất vả, ngư dân quay về đất liền với những sọt đầy tôm, cá. |
Tôm, cá của ngư dân làm đáy hàng khơi được chuyển vào bờ, phân loại, sau đó bán ra thị trường, tạo nguồn thu nhập khá cho bà con. |
Hoàng Hà thực hiện