ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 5-5-25 14:08:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Linh hoạt giảng dạy “trường học mới"

Báo Cà Mau (CMO) “Học sinh mạnh dạn, tự tin, phát huy tính tự học, sáng tạo, tự quản; đồng thời phát huy tốt kỹ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ, bình đẳng thông qua những hoạt động trải nghiệm”, đây là hiệu quả tối ưu của mô hình trường học mới Việt Nam GPE-VNEN (VNEN) theo đánh giá của giáo viên đang dạy theo chương trình này.

Huyện Đầm Dơi có 4 trường (2 THCS, 2 tiểu học) tiếp tục duy trì giảng dạy mô hình VNEN trong năm học 2017-2018, ông Trần Thanh Văn, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện, cho biết, học theo mô hình này không chỉ học sinh tích cực hơn, mà đội ngũ quản lý cũng phải năng động, mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, còn giáo viên phải nhiệt tình, sáng tạo, không rập khuôn, máy móc thì mới có được sự thành công.

Phát huy những điểm mạnh

Thầy Nguyễn Thanh Ngoan, Tổ trưởng Tổ bộ môn Khoa học xã hội Trường THCS Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, cho rằng, mô hình trường học mới đã tạo điều kiện, thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động của học sinh. Nó không mới mà chỉ là sự chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình VNEN thông qua đổi mới sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, vai trò của giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, lấy hoạt động học và rèn luyện của học sinh làm trung tâm.

Chỉ dẫn bản đồ cộng đồng của học sinh Trường THCS Tạ An Khương.

Em Phạm Khả Như, lớp 8C, chia sẻ, ở lớp mọi hoạt động đều do các em tự quản, từ trang trí lớp (góc học tập, hộp thư cá nhân, bản đồ cộng đồng…), đến việc học, quản lý các hoạt động, phong trào. Thầy cô là người hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết. Nhờ đó, mỗi cá nhân đều ý thức, riêng các bạn sức ỳ, học yếu, được các bạn trong hội đồng tự quản giúp đỡ, thầy cô bồi dưỡng thêm kiến thức để theo kịp.

“Học VNEN em thấy mình tự tin hơn, trách nhiệm hơn. Hiện em đảm trách đối ngoại, đối nội, theo dõi nhắc nhở việc chấp hành quy định nhà trường, vì vậy bản thân em luôn phải tiên phong, gương mẫu”, Khả Như bày tỏ.

Các em học sinh lớp 8C, Trường THCS Tạ An Khương gửi góp ý vào hộp thư cá nhân.

Hiện trường áp dụng mô hình cho toàn khối 6, 7, 8, riêng khối 9 vẫn học theo chương trình hiện hành (do VNEN ở cấp THCS từ năm học 2015-2016).

Hiệu trưởng nhà trường, thầy Trần Thanh Vũ cho hay, nhận thấy VNEN phù hợp với định hướng giáo dục mới, trường tự nguyện đăng ký tham gia mô hình, mặc dù đối tượng tuyển sinh lớp 6 là học sinh hoàn thành tiểu học theo chương trình hiện hành.

Thầy Vũ phân bày, ngay cuộc họp phụ huynh đầu năm, nhà trường thông tin rất rõ về hiệu quả của mô hình, lúc đầu khó tránh lúng túng, bỡ ngỡ. Tuy vậy, giáo viên đã chủ động vận dụng các thành tố của phương thức dạy học này một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Kết quả chuyển biến rõ nhất là những học sinh nhút nhát, học yếu, đã học tập tích cực hơn, tự tin đứng trước lớp nói lên suy nghĩ, phản biện với bạn bè… Cái hay ở VNEN còn là bộ sách 3 trong 1, tức là cả học sinh, giáo viên và phụ huynh đều có thể hiểu, học và sử dụng tốt.

“Nếu khéo vận dụng, tận dụng điểm mạnh của tài liệu hướng dẫn học, giáo viên ở các vùng sâu, vùng xa vẫn có thể sử dụng tài liệu của dự án làm tài liệu dạy học. Đối với giáo viên cần nâng cao, trên cơ sở tài liệu này hoàn toàn có thể sáng tạo, bổ sung thành tài liệu dạy học tốt cho bản thân”, thầy Nguyễn Thanh Ngoan nhận định.

Ở cấp tiểu học, mô hình được triển khai thử nghiệm từ năm học 2012-2013. Là trường thuộc dự án và đã kết thúc hỗ trợ tài chính từ tháng 6/2016, nhưng đến năm học mới này, trường vẫn tiếp tục duy trì dạy theo VNEN.

Tiết ngoại khoá tại thư viện xanh của học sinh Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, Phường 1, TP Cà Mau.

Cô Nguyễn Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, Phường 1, TP Cà Mau, khẳng định, dù học ở đâu, theo phương pháp nào, theo sách nào cũng cần giáo viên chủ động, sáng tạo, phải có “nghệ thuật” giảng dạy hiệu quả.

Theo cô Hoa, sách giáo khoa (SGK) VNEN không hướng dẫn quá chi tiết mà đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, luôn tìm tòi thêm thông tin, trao đổi thêm với đồng nghiệp. Cô cho rằng, cái hay của SGK VNEN là đã giảm tải các nội dung mà SGK hiện hành cần giảm tải theo quy định của Bộ GD&ĐT, còn cách dạy thì linh hoạt tổ chức nhóm, tăng hoạt động trải nghiệm, phát huy tính tích cực và tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Sau 5 năm triển khai mô hình, chất lượng dạy học tại trường nâng lên rõ rệt, học sinh đạt chuẩn về kiến thức kỹ năng, tỷ lệ học sinh khá, giỏi cao hơn.

Thầy Giang Trường An, giáo viên chủ nhiệm lớp 5D, minh chứng, lớp học có 23 học sinh, hơn 2/3 trong số đó tiến bộ vượt bậc, phát huy tốt tính tích cực trong học tập. Riêng có 2 em “chậm tiến” được thầy An dạy bổ trợ kiến thức cho các em.

Thầy An cho hay, giáo viên phải là người biết quan sát, quan tâm các em học sinh trong mọi hoạt động. Chẳng hạn, khi giáo viên gõ nhịp thước, các em hiểu rằng hoạt động nhóm 4 học sinh, sau đó cho cá nhân các em giải quyết vấn đề. Đối với học sinh yếu, các em không đạt yêu cầu, giáo viên sẽ có ngay định hướng gợi mở cho các em hiểu bài, hướng dẫn các em ôn tập.

Cần khắc phục những hạn chế

Bên cạnh những điểm ưu việt của mô hình, các trường còn chỉ rõ mặt hạn chế: giá SGK đắt so hơn giá sách hiện hành, sĩ số lớp học đông trong khi phòng học nhỏ hẹp, cách đánh giá năng lực học sinh chưa thường xuyên...

Tổ chức hoạt động lớp học linh hoạt theo nhóm.

Theo thầy Nguyễn Thanh Ngoan, mô hình VNEN hiện rất thiếu trang thiết bị phụ trợ giảng dạy, hoặc chưa phù hợp. Tuy có chủ trương tận dụng dụng cụ chương trình hiện hành để giảng dạy nhưng rất khó thực hiện bởi tính chất mỗi bài giảng khác nhau.

Ông Trần Văn Dũng, Phó trưởng Phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT, cho hay, những hạn chế này Bộ GD&ĐT đã nhìn thấy và đã có chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh đã chỉ đạo các trường trong toàn tỉnh thực hiện kết hợp những mặt tốt của chương trình VNEN, nhưng phải vận dụng linh hoạt tuỳ theo điều kiện thực tế. Theo đó, phụ thuộc vào kỹ năng dạy học của giáo viên và có thể phải chấp nhận mức độ thành công khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau

Băng Thanh

Mô hình VNEN được Cà Mau thử nghiệm từ năm học 2012-2013 ở cấp tiểu học; từ năm 2015-2016 ở cấp THCS. Sau 5 năm, toàn tỉnh có 29 trường tiểu học (với 6.661 học sinh) tham gia mô hình, kết quả có 99,91% học sinh hoàn thành chương trình lớp học (lên lớp); đối với 16 trường THCS theo VNEN tính đến tháng 5/2017, tỷ lệ lên lớp đạt gần 90%. Năm học 2017-2018 này, toàn tỉnh có 10 trường tiểu học (131 lớp với 3.376 học sinh) tự nguyện đăng ký tham gia VNEN; cấp THCS duy trì ở 6 trường (46 lớp, 1.395 em).

 

Liên đội trưởng Cháu ngoan Bác Hồ

Em Nguyễn Phương Nhã, học sinh Lớp 5A, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một trong những tấm gương tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Ðội.

Trường THPT Tắc Vân đoạt giải Nhất Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách "Bản hùng ca đất nước"

Chiều nay (26/4), Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách kỷ niệm 50 năm đại thắng mùa xuân năm 1975 (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau. Liên hoan do Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.

Khởi công nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Chiều 25/4, UBND huyện Thới Bình long trọng tổ chức Lễ khởi công đầu tư xây dựng Trường THCS - THPT Tân Bằng đạt chuẩn Quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành giáo dục địa phương.

Giáo dục Cà Mau trưởng thành từ gian khó

Những năm đầu sau giải phóng, ngành giáo dục Cà Mau đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: cơ sở vật chất tạm bợ, phòng học tranh tre, giáo cụ gần như không có, sách vở khan hiếm; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp trồng người”, cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, bám trụ với nghề bằng sự kiên trì, tâm huyết và niềm tin vào tương lai con em quê hương.

Wonder English Center Chính Thức Khai Trương tại Cà Mau, Cam Kết Phát Triển Toàn Diện Theo Mô Hình "3 Gốc"

Cà Mau – Ngày 18/04/2025, lúc 9 giờ 30 phút, Trung tâm Anh ngữ Wonder (Wonder English Center) đã long trọng tổ chức Lễ Khai trương tại địa chỉ C3A, Khu Trung tâm Hành chính Chính trị (Nội khu Mường Thanh), Phường 9, TP. Cà Mau. Sự kiện đánh dấu bước chân chính thức của Wonder vào lĩnh vực giáo dục tại địa phương, mang theo tâm huyết kiến tạo một môi trường học tập không chỉ chuyên sâu về ngoại ngữ mà còn hướng đến sự phát triển con người toàn diện.

Nuôi dưỡng tình yêu tri thức qua trang sách

Nhằm khơi dậy niềm say mê đọc sách và tạo điều kiện để học sinh tiểu học được tiếp cận tri thức từ sớm, ngành giáo dục huyện Cái Nước đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá thư viện học đường. Những tủ sách thân thiện, với số lượng đầu sách phong phú, sinh động, không chỉ mang lại niềm vui trong học tập mà còn mở ra thế giới tưởng tượng kỳ diệu, nuôi dưỡng tình yêu tri thức trong tâm hồn trẻ nhỏ.

1.230 thí sinh tham gia thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh

Sáng 20/4, tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2024-2025.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ phát động Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần IV

Sáng nay (19/4), Lễ phát động Ngày Sách và văn hoá đọc Việt Nam lần thứ IV - 2025 diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.