ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 05:55:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Linh hoạt giúp hội viên thoát nghèo

Báo Cà Mau Chăm lo cho cán bộ, hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp TP Cà Mau trong nhiều năm qua. Bằng nhiều việc làm thường xuyên, thiết thực và ý nghĩa, Hội LHPN các cấp TP Cà Mau hỗ trợ được nhiều hội viên có thu nhập ổn định, từng bước thoát nghèo.

Phường 1, TP Cà Mau có 3.190 hội viên, hằng năm, Hội LHPN Phường 1 rà soát số hội viên thuộc diện nghèo, cận nghèo, kinh tế khó khăn, để xây dựng kế hoạch, triển khai giải pháp hỗ trợ hoặc phối hợp giúp đỡ.

Chị Hứa Thị Bích Ðào, sinh sống tại Khóm 3, Phường 1. Những năm trước, cuộc sống của chị Ðào gặp rất nhiều khó khăn. Ðược Hội LHPN Phường 1 hỗ trợ cho vay 7 triệu đồng từ vốn khởi sự, khởi nghiệp, chị mua thêm hàng hoá, thực phẩm về bán. Ðể tăng thu nhập, vào các dịp lễ, Tết chị Ðào còn làm thêm mắm tôm, dưa kiệu, tôm khô, gói bánh tét để bán.

Chị Hứa Thị Bích Ðào (bên trái) đã sử dụng nguồn vốn khởi sự, khởi nghiệp do Hội LHPN Phường 1 hỗ trợ bán tạp hoá và mua nguyên liệu làm mắm, bánh, mứt các loại bán vào dịp lễ, Tết để tăng thu nhập.

Bà Lê Hồng Lạc, Chủ tịch Hội LHPN Phường 1, cho biết: "Hằng năm, Hội LHPN phường đều phối hợp mở các lớp dạy may dân dụng, may gia công, chế biến thuỷ sản, trồng nấm bào ngư, nấm linh chi... cho hội viên; giải ngân tiền tiết kiệm xoay vòng, tổ hùn vốn, tiết kiệm tín dụng, nuôi heo đất tiết kiệm, quỹ tương trợ... Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay nguồn vốn giải quyết việc làm và nhà ở xã hội cho hơn 400 hội viên, với tổng các nguồn vốn hơn 10 tỷ đồng.

Nhờ mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ”, nhiều hội viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Cà Mau nói chung, xã Tân Thành nói riêng, có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” do Hội LHPN TP Cà Mau triển khai từ năm 2014. Cụ thể, 3 biết là: biết mặt, biết hoàn cảnh, biết nhu cầu hội viên; 2 hỗ trợ là: hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ kiến thức.

"Khởi điểm hoạt động của mô hình "3 biết, 2 hỗ trợ" tại xã Tân Thành là Hội LHPN xã đã giải ngân nguồn vốn cho các chị vay đầu tư nghề dệt chiếu. Từ nguồn vốn này, các chị mua thêm nguyên, vật liệu duy trì và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương", chị Trần Như Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Thành, cho biết.

Tính từ năm 2014 đến nay, mô hình "3 biết, 2 hỗ trợ" đã giải ngân hơn 60 triệu đồng, cho 25 chị em vay, lãi suất  1%/tháng.

Nhờ sử dụng nguồn vốn hiệu quả, nhiều chị từ cuộc sống khó khăn đã vươn lên khá giả, như chị Cao Thị Bạch. Chị Bạch đã sử dụng nguồn vốn "3 biết, 2 hỗ trợ" để mua máy ép và máy hút chân không phục vụ quy trình sản xuất các sản phẩm OCOP của địa phương. Hiện kinh tế của gia đình chị Bạch vươn lên khá giả.

Hay chị Lê Bích Thuỳ, Ấp 4, được Hội LHPN xã Tân Thành hỗ trợ 5 triệu đồng (2 đợt) từ nguồn vốn "3 biết, 2 hỗ trợ", để chị mua phụ liệu may mặc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Dịp Tết vừa qua, lượng khách ủng hộ tiệm may của chị Thuỳ rất đông, nhờ đó gia đình chị Thuỳ đón xuân đầy đủ, vui tươi hơn.

Chị Lê Bích Thuỳ bộc bạch: "Khi được hỗ trợ nguồn vốn "3 biết, 2 hỗ trợ", tôi có điều kiện mua sắm phụ liệu, vải nhiều hơn, chi phí rẻ hơn thì tiền lời sẽ cao hơn. Cuộc sống của gia đình tôi giờ khấm khá hơn trước nhiều".

Chị Lê Bích Thuỳ (bên trái) sử dụng nguồn vốn “3 biết 2, hỗ trợ” để mua phụ liệu, vải... nhiều hơn nên tiền lời cũng cao hơn.

"Từ mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ”, Hội LHPN xã Tân Thành đã giúp hơn 20 hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, có cuộc sống ổn định. Ðây là mô hình không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho chị em có hoàn cảnh khó khăn mà còn góp phần hiệu quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo của địa phương", chị Trần Như Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Thành, thông tin.

Chị Võ Bích Thuỷ, Phó chủ tịch Hội LHPN TP Cà Mau, cho biết, thực hiện Ðề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, hằng năm, Ban Thường vụ Hội LHPN thành phố phối hợp với Ban Phong trào, Hội LHPN tỉnh, tổ chức nhiều lớp tập huấn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, như kỹ năng bán hàng và trưng bày sản phẩm; ứng dụng công nghệ thông để giới thiệu, quảng bá sản phẩm... Bên cạnh đó, Hội LHPN thành phố còn phối hợp với các ngân hàng: Ðông Á, SeaBank... giải ngân vốn cho hội viên đầu tư kinh doanh, nuôi trồng, mua bán nhỏ, giúp chị em có việc làm, tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững./.

 

Mỹ Lệ

 

Suốt đời rèn luyện chữ "tâm"

36 năm công tác trong ngành y, Bác sĩ Trần Mỹ Diện luôn ghi nhớ lời dặn dò của Bác Hồ: "Cán bộ y tế cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y như từ mẫu”. Chị luôn đặt chữ "tâm" lên hàng đầu, một lòng phục vụ bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo.

Ðể ứng xử tốt trong học đường

Bên cạnh việc dạy và học, chủ trương xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học ngày nay được các trường đặc biệt quan tâm. Bởi, xây dựng văn hoá ứng xử chuẩn mực giúp các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng đắn, hành vi tốt đẹp, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tài trợ răng tháo lắp miễn phí cho người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo và gia đình chính sách

Nhân Tháng hành động vì người cao tuổi (NCT) Việt Nam 2024, sáng nay (28/10), Ban đại diện Hội NCT TP Cà Mau phối hợp cùng Nha khoa Haki - Chi nhánh Cà Mau và Công ty TNHH Dịch vụ Quảng cáo Trang Vàng Việt Nam tổ chức chương trình tài trợ răng tháo lắp cho NCT thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn và gia đình chính sách trên địa bàn TP Cà Mau.

Ða dạng sinh kế, phát huy nội lực

Huyện U Minh là địa bàn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Những năm qua, huyện luôn thực hiện phương châm phát huy nội lực, tận dụng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để giảm nghèo bền vững. Năm 2024, huyện phấn đấu giảm 1,5% hộ nghèo, tương đương 841 hộ.

Xã Trần Phán nỗ lực xây dựng gia đình văn hoá

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thời gian qua được xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi triển khai sâu rộng. Nội dung xoay quanh xây dựng gia đình hạnh phúc gắn với chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM)... Qua đó, mỗi cá nhân nâng cao vai trò, trách nhiệm trong xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Những căn nhà nghĩa tình

Những năm qua, tại TP Cà Mau, công tác đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là việc chăm lo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và những gia đình khó khăn về nhà ở được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội. Những căn nhà nghĩa tình được dựng lên không chỉ giúp đỡ những người yếu thế có mái ấm an toàn, mà còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

Trao tặng 24 bồn trữ nước cho hộ nghèo, hộ chính sách

Để góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới; lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng (16/10/1948-16/10/2024) và đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; sáng ngày 26/10, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ phối hợp cùng Công ty cổ phần Cấp nước Cà Mau và các nhà tài trợ đã trao tặng bồn nước cho hộ nghèo, hộ chính sách tại một số địa phương.

Bàn giải pháp cải thiện điểm thi tốt nghiệp THPT

Sáng ngày 26/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT”, nhằm đúc kết, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến công tác quản lý các hoạt động giáo dục và tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, hướng tới cải thiện điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm học 2024-2025 và nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Cà Mau.

Hợp lực để giảm nghèo bền vững

Với nhiều giải pháp và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đoàn thể, cùng ý thức vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo của tỉnh đạt nhiều kết quả khả quan, hộ nghèo giảm qua từng năm.

Ðảm bảo sức khoẻ người cao tuổi

Ngày 7/4/2021, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Ðề án “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi (CSSKNCT) tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”, mục tiêu nhằm nâng cao sức khoẻ NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu; đồng thời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp tại các cơ sở y tế, tại nhà cho NCT.