ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:28:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lợi ích từ chuyển đổi số trong hệ thống bệnh viện

Báo Cà Mau Ngành y tế tích cực triển khai chuyển đổi số (CÐS) với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ phục vụ người bệnh. Hiện tại, các bệnh viện tuyến tỉnh, đặc biệt là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi là những đơn vị đi đầu trong thực hiện CÐS và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Với quyết tâm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, Bệnh viện Ða khoa tỉnh đã tiên phong trong việc CÐS. Bệnh viện đã từng bước số hoá các quy trình làm việc hằng ngày tại tất cả các khoa, phòng. Ðặc biệt là các kênh hội chẩn Online giúp chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, khi đó các bệnh viện huyện được hướng dẫn xử lý cấp cứu tại chỗ theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc phối hợp chuyển viện an toàn.

Bác sĩ Tô Minh Nghị, Giám đốc Bệnh viện Ða khoa tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, bệnh viện đã triển khai hầu hết các mảng của CÐS dành cho một bệnh viện. Ðiển hình, bệnh nhân có thể đăng ký khám chữa bệnh (KCB) Online, tức là đăng ký đặt lịch KCB từ trước khi đến bệnh viện. Trong quá trình quản lý bệnh nhân thì chúng tôi cũng đã triển khai bệnh án điện tử, đang từng bước đăng ký với Bộ Y tế để được chấp thuận vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau”.

Trước đây, khi đi khám bệnh bắt buộc mang theo thẻ BHYT. Còn bây giờ, khi người bệnh đến cơ sở y tế, không cần thẻ BHYT, chỉ cần có căn cước công dân cũng có thể quét mã để tham gia khám bệnh.

Trước đây, khi đi khám bệnh bắt buộc mang theo thẻ BHYT. Còn bây giờ, khi người bệnh đến cơ sở y tế, không cần thẻ BHYT, chỉ cần có căn cước công dân cũng có thể quét mã để tham gia khám bệnh.

Bên cạnh việc hội chẩn sớm, việc hội chẩn Online đã tăng cơ hội sống cho bệnh nhân trong những trường hợp cần chuyển viện sớm. Bác sĩ Tô Minh Nghị cho biết thêm: “Về mặt hội chẩn từ xa, chúng tôi có những hệ thống bảo đảm lưu trữ được hình ảnh để các chuyên gia của bệnh viện tuyến trên cùng hội chẩn, góp ý cho việc điều trị tại Bệnh viện Ða khoa tỉnh. Các bệnh viện tuyến dưới cũng có thể sử dụng công nghệ gởi hình ảnh cho chúng tôi tham gia chỉ đạo tuyến, cũng như hỗ trợ chỉ đạo điều trị cho bệnh viện tuyến dưới. Ðối với những trường hợp cấp cứu như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não, thì khi có thông tin về lâm sàng của bệnh nhân, chúng tôi có thể chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp bệnh nhân để bảo đảm bệnh nhân được đưa vào điều trị trong thời gian sớm nhất”.

Ngành y tế Cà Mau đã và đang tích cực triển khai CÐS với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân.

Ngành y tế Cà Mau đã và đang tích cực triển khai CÐS với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân.

Chuyển đổi số trong hệ thống y tế, bệnh viện đã mang lại rất nhiều tiện ích cho người dân. Một trong những tiện ích lớn đó là nhiều bệnh viện áp dụng hoá đơn điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt. Ðiều này giúp việc thanh toán viện phí nhanh chóng, người nhà bệnh nhân không cần phải mang số tiền lớn theo bên người khi đi KCB. Bên cạnh đó, người bệnh chỉ cần quét mã QR của bệnh viện và gởi về cho người thân tại nhà chuyển tiền đóng viện phí mà không nhất thiết phải có mặt tại bệnh viện.

Thanh toán viện phí qua mã QR giúp tiết kiệm thời gian, người nhà bệnh nhân không cần phải mang theo số tiền lớn khi đi KCB.

Thanh toán viện phí qua mã QR giúp tiết kiệm thời gian, người nhà bệnh nhân không cần phải mang theo số tiền lớn khi đi KCB.

Bác sĩ Võ Thành Lợi, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi, cho biết: "Hiện tại, tất cả các khoa, phòng của Bệnh viện Sản - Nhi đều có hướng dẫn cho người bệnh tại chỗ về thanh toán không dùng tiền mặt, không cần phải đến phòng thu viện phí của bệnh viện để thanh toán, giúp người bệnh không mất thời gian chờ đợi".

Ngoài ra, các bệnh viện tuyến tỉnh như Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Ða khoa tỉnh cũng áp dụng ứng dụng bệnh án điện tử. Ứng dụng này đem lại nhiều tiện ích, chẳng hạn như bác sĩ đi khám cho bệnh nhân không phải ôm hồ sơ như trước đây mà chỉ cần máy tính bản hoặc là điện thoại thông minh; trên bệnh án điện tử, bác sĩ trực tiếp ghi vào hồ sơ bệnh án của người bệnh, rút ngắn tất cả thời gian như tổng hợp y lệnh, tổng hợp thuốc cho người bệnh. Theo đó, rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính, tăng thời gian chăm sóc bệnh nhân.

Chuyển đổi số trong hệ thống y tế bước đầu đã chứng minh được nhiều lợi ích thiết thực cho ngành y tế, hệ thống KCB, người được thụ hưởng dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó hiện vẫn còn một số khó khăn trong CÐS, nhất là khâu điều trị.

Bác sĩ Tô Minh Nghị cho biết: “Khó khăn nhất hiện giờ là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vẫn còn thiếu so với yêu cầu CÐS, đặc biệt là máy chủ để lưu trữ dữ liệu các máy tính làm việc của các bộ phận chuyên môn hoặc các máy tính bảng để làm việc tại các khoa, phòng. Thứ hai là đường truyền, thiếu băng thông, đôi khi vẫn còn chậm so với nhu cầu, nhất là trong các giờ cao điểm. Nếu được thì ngân sách nên dành một phần cho các đơn vị đang thực hiện CÐS. Ví dụ như Bệnh viện Ða khoa Cà Mau, hiện tại phải dùng từ nguồn ngân sách của đơn vị để phát triển CÐS, trong khi đó CÐS cần rất nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại”.

Ðánh giá về hiệu quả của CÐS trong hệ thống y tế qua các đợt khảo sát, ông Nguyễn Ðức Tiến, Phó trưởng Ban Văn hoá - Xã hội, HÐND tỉnh, cho biết: “Trên lĩnh vực y tế, qua khảo sát thực tế tại Bệnh viện Sản - Nhi và Bệnh viện Ða khoa tỉnh, chúng tôi thấy đây là 2 đơn vị tiên phong trong thực hiện CÐS, đạt những kết quả tích cực. Cụ thể như hệ thống quản lý bệnh viện, hệ thống quản lý xét nghiệm, bệnh án điện tử và hồ sơ sức khoẻ điện tử, đặt lịch KCB từ xa qua app, thanh toán không dùng tiền mặt... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng y tế, cũng như nâng cao sự trải nghiệm, tiện ích của người dân khi tham gia sử dụng các dịch vụ y tế. Ðặc biệt, khi thực hiện CÐS, đội ngũ y, bác sĩ sẽ giảm thời gian lập hồ sơ theo cách truyền thống trước đây, mà dành nhiều thời gian hơn cho công tác chuyên môn KCB, cũng như nhân viên y tế có thời gian chăm sóc cho bệnh nhân nhiều hơn”.

 

Ðặng Duẩn - Trầm Nghĩ

 

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ưu tiên chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết theo quy định; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 70% doanh nghiệp SMEs tiếp cận nền tảng chuyển đổi số (CÐS). Ðó là một số chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch phát động phong trào thi đua về CÐS trên địa bàn tỉnh năm 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Hiệu quả sau 3 tháng vận hành IOC

Với nhiều tiện ích mang lại, sau 3 tháng vận hành, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hiện thực hoá chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.

Tuổi trẻ tiên phong, xung kích trong chuyển đổi số

Công tác Ðoàn, Hội, đặc biệt là trong phong trào thanh - thiếu nhi, có nhiều khởi sắc hơn nhờ sự phát huy cao độ vai trò của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số (CÐS).

Tích cực tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

TP Cà Mau đang tích cực triển khai thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, để hưởng những lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại.

Tăng tốc tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, ghi nhận từ khi triển khai Chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKĐT) trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh đến nay, các đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp, quyết liệt, tăng tốc để thực hiện chiến dịch, qua đó tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ người dân được hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp.

Lợi ích đa chiều của hội chợ không tiền mặt

Những năm gần đây, thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội. Không chỉ phổ biến tại trung tâm thương mại, siêu thị hay hệ thống bán lẻ, mô hình này còn len lỏi vào hội chợ, nơi vốn gắn liền với thói quen sử dụng tiền mặt từ trước đến nay. Việc áp dụng các phương thức thanh toán số đang mở ra chương mới hiện đại và minh bạch hơn cho thương mại Việt Nam.

“Số hoá” ngành điện, nâng chất phục vụ khách hàng

Là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua ngành điện tỉnh không ngừng ứng dụng các giải pháp số trong công tác quản lý đến các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng mới

Chúng ta đang trong tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới. Do vậy, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới có thể điều hành linh hoạt, hiệu quả chính quyền trong bộ máy hệ thống chính trị mới. Sau sắp xếp, địa bàn rộng, nhân lực ít, nếu không áp dụng công nghệ số thì khó lòng quản lý đạt hiệu quả.