ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 23-1-25 03:35:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn nhiều hạn chế, bất cập so với thực tiễn

Báo Cà Mau Sáng 28/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, phát biểu: Thực tế các quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp qua thời gian dài thực hiện, đến thời điểm hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập so với thực tiễn, tôi đề nghị, cần phải được sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ các vướng mắc cho khu vực doanh nghiệp như các quy định liên quan đến thu nhập miễn thuế, thu nhập chịu thuế, nguyên tắc xác định các khoản chi phí được trừ và không được trừ…

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh phát biểu tại buổi thảo luận về Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, sáng 28/11.Đại biểu Nguyễn Duy Thanh phát biểu tại buổi thảo luận về Dự án Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), sáng 28/11.

Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển nhanh của kinh tế trong nước, của khu vực và trên thế giới, Luật hiện hành đã thể hiện những bất cập về các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các loại hình kinh doanh mới và xu thế phát triển. Tác động của chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phân bổ nguồn lực và thu hút đầu tư có chọn lọc gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thời gian qua còn tương đối hạn chế.

Ngoài ra, việc sửa đổi Luật lần này cũng cần hướng tới mục tiêu tạo ra môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đang được quy định ở các luật khác nhau cần được quy định thống nhất tại Luật này để bảo đảm tính nhất quán và rõ ràng, thuận lợi trong thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh đóng góp ý kiến: “Về phân bổ thuế TNDN đối với người nộp thuế có nhiều đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất nằm trên nhiều địa bàn cấp tỉnh:

Dự thảo Luật thuế TNDN (sửa đổi) không có quy định về phân bổ thuế TNDN đối với người nộp thuế có có nhiều đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất nằm trên nhiều địa bàn cấp tỉnh.

Hiện nay, theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế:

“c) Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với tỷ lệ (%) chi phí của từng cơ sở sản xuất trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Chi phí để xác định tỷ lệ phân bổ là chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế.”

Việc xác định thuế TNDN phân bổ cho từng tỉnh như trên còn một số bất cập cụ thể như sau:

Ví dụ: một công ty có nhiều chi nhánh là cơ sở sản xuất ở nhiều tỉnh khác nhau. Mỗi chi nhánh lại hoạt động sản xuất kinh doanh riêng biệt, có theo dõi được doanh thu, chi phí riêng để xác định được lãi, lỗ của từng chi nhánh. Khi quyết toán thuế TNDN, chi nhánh tỉnh A có chi phí rất lớn nhưng hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận rất thấp hoặc lỗ lại được phân bổ thuế TNDN cao do chi phí cao; Trong khi chi nhánh tỉnh B có chi phí thấp, hoạt động hiệu quả, lợi nhuận cao nhưng lại được phân bổ thuế rất thấp do phát sinh chi phí thấp.

Xem xét bất cập của ví dụ nêu trên, việc quy định bắt buộc phân bổ thuế TNDN tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo tỷ lệ chi phí của từng cơ sở sản xuất là chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, tôi có ý kiến đề xuất nên nghiên cứu bổ sung thêm quy định:

“Đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất nằm trên nhiều địa bàn cấp tỉnh; Trường hợp đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất khác tỉnh có doanh thu, hạch toán riêng được doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế thì thu nhập này sau khi bù trừ số lỗ của các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác (nếu có) phải nộp thuế TNDN tại địa phương của cơ sở sản xuất này”.

Thuý Hằng lược ghi

Thăm, chúc Tết các cơ sở y tế

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 22/1 (23 tháng Chạp), đồng chí Lê Thanh Triều, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm trưởng đoàn đoàn cán bộ đến thăm, chúc Tết tại các đơn vị: Bệnh viện Công an tỉnh, Bệnh viện Quân-Dân y, Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh.

Bảo vệ tất cả những gì thuộc về rừng U Minh Hạ

Chiều 22/1 (23 tháng Chạp), Tỉnh uỷ - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức họp mặt các đơn vị quản lý, bảo vệ rừng tràm và nhân dân vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ dự và phát biểu.

Họp mặt mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930  3/2/2025) và mừng xuân Ất Tỵ năm 2025, sáng 22/1, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức buổi họp mặt mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ năm 2025.

Tổng thống Thụy Sĩ: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực

Chiều 21/1, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF Davos lần thứ 55 và hoạt động song phương tại Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter.

Ngày xuân nhớ Bác, nguyện đoàn kết xây dựng quê hương Cà Mau giàu đẹp

Trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, sáng ngày 22/1 (23 tháng Chạp), đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ cùng các đại biểu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đến dâng hoa, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai, Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.

Thủ tướng đối thoại chiến lược quốc gia với WEF, chia sẻ giải pháp giải phóng tiềm năng tăng trưởng

Sáng 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55 với chủ đề: Giải phóng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam: Thúc đẩy đầu tư và đổi mới sáng tạo vì một tương lai hùng cường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, sáng 21/1, tại TP. Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp bà Caroline St-Hilaire, Tổng Giám đốc Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF).

Khai mạc Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp và biến đổi khí hậu

Sáng 21/1, tại TP. Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu khai mạc Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là sự kiện do Quốc hội Việt Nam đề xuất và tổ chức nhân dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF).

Vui xuân nhưng không quên nhiệm vụ

“Lực lượng vũ trang là lực lượng quan trọng để đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân trong tỉnh ngày càng vững chắc", Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh tại buổi họp mặt lực lượng vũ trang (Công an, Biên phòng, Quân sự) trước thềm năm mới, do Tỉnh uỷ , HĐND, UBND, uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức chiều 21/1.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Czech hội đàm, xác lập dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ song phương

Việt Nam trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên là Đối tác chiến lược của Czech và Czech trở thành nước Trung Đông Âu đầu tiên trong EU là Đối tác chiến lược với Việt Nam.