Câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu sưu tầm cổ vật Việt Nam tại Cà Mau chuyên sưu tầm cổ vật với các chất liệu: đá, đá quý, kim loại, gốm sứ, gỗ, giấy... là tượng, đồ trang sức, đồ dùng trong sinh hoạt... Các thành viên câu lạc bộ đã rong ruổi tầm chơi, lưu giữ hàng ngàn cổ vật để thế hệ mai sau có thể học hỏi và tiếp tục lưu giữ được nét văn hoá, tính thẩm mỹ của người xưa về những đồ vật có giá trị thời gian cho cộng đồng.
Câu lạc bộ (CLB) UNESCO nghiên cứu sưu tầm cổ vật Việt Nam tại Cà Mau chuyên sưu tầm cổ vật với các chất liệu: đá, đá quý, kim loại, gốm sứ, gỗ, giấy... là tượng, đồ trang sức, đồ dùng trong sinh hoạt... Các thành viên CLB đã rong ruổi tầm chơi, lưu giữ hàng ngàn cổ vật để thế hệ mai sau có thể học hỏi và tiếp tục lưu giữ được nét văn hoá, tính thẩm mỹ của người xưa về những đồ vật có giá trị thời gian cho cộng đồng.
Anh Trần Văn Ðông, thành viên CLB, vui tính nói: "Giai đoạn đầu, người chơi cổ vật hầu như ai cũng phải "trả học phí", vì thấy cái gì có hơi hướng cổ vật là đều muốn đến xem để mua, dẫn đến thường thích tầm mua các đồ vật có hình thức "hào nhoáng" mà chưa chú ý nhiều đến các tiêu chí đặc trưng cũng như dấu tích văn hoá có giá trị của mỗi đồ vật".
Nhà thơ Bùi Quang Thắng, cũng như các gia sư trong làng chơi cổ vật Cà Mau, tâm niệm: “Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi” và “thân phận” rõ ràng. Ví như những đồ sứ do vua chúa Việt Nam đặt làm ở các lò gốm sứ cao cấp hoặc các loại hình cổ vật mang dấu ấn văn hoá đích thực của cư dân Việt đã chế tác để sử dụng có tên gọi gốm Châu Ổ, Gạc Bù Lệch, Cây Me, Lái Thiêu, Sài Gòn, Biên Hoà… do người Việt làm ra. Do vậy, người chơi cổ vật cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lý, khảo cổ, văn hoá và sờ, xem thực tế từng đồ vật"./.
Tủ thờ kiểu Huế bằng gỗ trắc 13 trám, cẩn ốc xà cừ, 2 cặp liễn đối “nhị thi, nhị hoạ”; trên có tấm hoành phi, cẩn ốc xà cừ tứ linh, có khoảng cuối thế kỷ 19. |
Anh Bùi Quang Thắng với cổ vật bình bông, gốm Châu Ổ. |
Anh Lâm Tùng Phương với cổ vật bộ nậm rượu (Gạc Bù Lệch) 15 bình, có từ cuối thế kỷ 19. |
Anh Nguyễn Văn Ðoàn với cổ vật thố, gốm Lái Thiêu, nhiều màu, thế kỷ 19, được anh em trong CLB làm chủ đề trao đổi chuyên môn. |
Bộ bình trà 2 màu xanh trắng của anh Lâm Tùng Phương thuộc dòng gốm Sài Gòn, khoảng thế kỷ 18. |
Thanh Quang thực hiện