ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 03:33:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mang hương sắc Tây Ninh đến với Thủ đô Hà Nội

Báo Cà Mau Diễn ra trong hai ngày cuối tuần, từ 7-8.10.2023 tại phố đi bộ Hoàn Kiếm, “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023 giới thiệu về một Tây Ninh đậm bản sắc với nhiều hoạt động và trải nghiệm hấp dẫn.

Núi Bà Đen ở Tây Ninh đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong thời gian qua. Ảnh: Dương Đức Kiên

Nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn

Sự kiện “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023 do UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức nhằm hưởng ứng kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10.10.1954 - 10.10.2023) và quảng bá hình ảnh Tây Ninh đến với người dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước, góp phần thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và văn hoá, du lịch tỉnh Tây Ninh nói riêng.

“Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023 diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật đặc sắc cùng các trải nghiệm hấp dẫn được tổ chức tại Vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ và tại Vườn hoa tượng đài Quyết Tử trước đền Bà Kiệu (phố đi bộ Hoàn Kiếm), quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Theo đó, đêm khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh” diễn ra vào tối 7.10.2023 với nghi thức đánh trống khai mạc và chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp độc đáo. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh - Truyền hình TP. Hà Nội và Tây Ninh.

Nằm trong chuỗi hoạt động, chương trình nghệ thuật quần chúng được tổ chức liên tục từ 8 giờ đến 22 giờ trong hai ngày cuối tuần 7 và 8.10 tại khu vực nhà bát giác (phía sau tượng đài vua Lý Thái Tổ), quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tại đây, du khách được thưởng thức các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là niềm tự hào của mảnh đất Tây Ninh nói riêng và Nam bộ nói chung, như nghệ thuật đờn ca tài tử hay múa trống Chhay-dăm... đặc trưng của mảnh đất Tây Ninh và vùng đất Nam bộ.

Điểm nổi bật là các hoạt động tương tác cùng du khách, tạo nên các trải nghiệm thực tế hấp dẫn tại sự kiện. Du khách có thể tham gia thử tài hát vọng cổ Nam bộ cùng các nghệ sĩ, thử múa trống Chhay-dăm cùng các nghệ nhân hoặc thưởng thức đặc sản Tây Ninh tại các gian hàng muối ớt, bánh tráng, trái cây… tạo nên một không gian lễ hội tươi vui và sôi động tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Các phông nền là hình ảnh những điểm du lịch nổi tiếng của Tây Ninh được lắp đặt chuẩn bị sẵn để du khách có thể tự do check-in Tây Ninh ngay giữa lòng Hà Nội. Ban Tổ chức còn hỗ trợ rửa ảnh ngay tại chỗ và cung cấp cả khung ảnh cho du khách.

Tại phố Lê Thạch và phố Lê Lai (hai bên vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ), từ 8 giờ đến 22 giờ trong hai ngày diễn ra sự kiện, du khách được tham quan, trải nghiệm và tương tác tại các gian hàng trưng bày sản phẩm công - nông - thương, sản phẩm OCOP cùng các sản phẩm dịch vụ du lịch của Tây Ninh.

Với hơn 30 gian hàng cùng sự tham gia của 27 đơn vị và doanh nghiệp, các sản phẩm đặc trưng làm nên thương hiệu của mảnh đất Tây Ninh được giới thiệu một cách sinh động, hấp dẫn như bánh tráng, muối, đậu phộng, tinh bột mì, trà túi lọc, đường các loại, mật ong, yến sào, các sản phẩm du lịch…

Quảng bá hình ảnh Tây Ninh và ký kết giao thương

“Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023 là một sự kiện giao lưu văn hoá nghệ thuật độc đáo khi vẻ đẹp con người, mảnh đất Tây Ninh cùng Hà Nội xưa và nay được giới thiệu sống động qua triển lãm ảnh và tranh vẽ trong suốt 2 ngày diễn ra sự kiện.

Gần 100 bức ảnh trưng bày tại sân 3 - Vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ (trước tượng Vua Lý Thái Tổ) không chỉ tái hiện một phần vẻ đẹp của mảnh đất Tây Ninh qua những điểm đến du lịch, di tích lịch sử hấp dẫn, mà còn giới thiệu những thành tựu nổi bật, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể độc đáo của vùng đất Tây Ninh đến người dân Thủ đô và du khách.

Bên cạnh đó, 20 bức tranh màu nước độc đáo tái hiện một Hà Nội xưa cũ với những góc phố rêu phong, nên thơ là không gian để du khách khám phá vẻ đẹp cổ kính của xứ kinh kỳ. Đây là những bức vẽ được thực hiện bởi hoạ sĩ Hoàng Phong- hội viên Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - thành viên Hiệp hội Màu nước quốc tế IWS.

Đặc biệt, trong khuôn khổ “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023, hội nghị quảng bá xúc tiến du lịch được tổ chức, qua đó mở ra cơ hội mới cho sự đầu tư hợp tác phát triển du lịch của Hà Nội và Tây Ninh. Hội nghị không chỉ giới thiệu về những tiềm năng, lợi thế của du lịch Tây Ninh, mà còn kết nối các doanh nghiệp du lịch Hà Nội và Tây Ninh nhằm thúc đẩy các tour, tuyến du lịch và mở rộng thị trường, sản phẩm thương mại.

Ông Trần Anh Minh- Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tây Ninh cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng, sau sự kiện này, Tây Ninh sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn có tiềm lực, có tâm và đủ tầm, để đưa Tây Ninh trở thành một cực tăng trưởng mới tại khu vực Nam bộ, đạt đến những mốc thành tựu vượt trội hơn nữa".

Với nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác phát triển giữa Hà Nội và Tây Ninh cùng nhiều trải nghiệm văn hoá và các hoạt động tương tác thú vị, “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội” năm 2023 trở thành một sự kiện hấp dẫn đối với người dân Thủ đô và du khách.

 Sự kiện kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của du lịch Tây Ninh, tiến tới mục tiêu đến năm 2030, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 10% GRDP, thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác tại Tây Ninh.

Đức An(BAOTAYNINH.VN)

Liên kết hữu ích

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Tiềm năng tín chỉ carbon

“Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Hội thi “Bánh chưng xanh” người lính biển

Trong 2 ngày 26-27/1 (nhằm 27-28 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Hội thi “bánh chưng xanh” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Xuân về phum sóc

Mùa xuân mới đang điểm tô rực rỡ từ thành thị đến từng làng quê, phum sóc, nhà nhà háo hức đón chào năm mới. Bộ mặt nông thôn đang được thay áo mới, những tuyến đường hoa, hàng rào cây xanh chạy dài theo các tuyến lộ bê tông. Những cánh hoa tươi thắm khoe sắc như điểm tô cho mùa xuân no ấm, sum vầy.

Tròn đầy yêu thương

Dù không phải là nhà, nhưng ngày Tết ở những nơi đặc biệt như Trung tâm Bảo trợ xã hội, Làng trẻ em SOS, không khí vẫn rộn ràng, ấm áp, tràn đầy tình yêu thương.

Mùa vui ở vùng đồng bào dân tộc

Những ngày này, về vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trần Văn Thời, U Minh, sẽ thấy cảnh đồng bào Khmer nơi đây đang tất bật thu hoạch lúa, hoa màu và sản xuất các mặt hàng truyền thống bán dịp Tết.

Hương tết quê nhà

Chiều 26/1/2025 (nhằm 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Bảo tàng tỉnh Cà Mau tổ chức Chương trình “Hương tết quê nhà” trong không khí ấm áp của những ngày giáp tết. Đây là sự kiện đặc biệt, không chỉ mang lại cho mọi người những trải nghiệm thú vị về tết cổ truyền, mà còn là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những phong tục, tập quán ngày tết tại vùng đất Cà Mau.

600 phần quà tết ấm lòng người khiếm thị và người khó khăn

Ngày 26/1/2025 ( nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Thiền viện Trúc Lâm Cà Mau tổ chức trao 600 phần quà cho người khiếm thị, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao 200 suất quà cho hội viên nông dân nghèo

Sáng 26/1, tại huyện Thới Bình, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Phan Như Nguyện, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao 200 suất quà cho hội viên nông dân tỉnh Cà Mau.

 Tết hải đoàn - xuân yêu thương

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 26/1, tại huyện Năm Căn, Hải đoàn 42 - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức chương trình “Tết hải đoàn - xuân yêu thương” trao tặng quà cho các hộ dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn và học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.