ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 09:23:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mạnh tay xử lý xe hợp đồng trá hình

Báo Cà Mau Thời gian qua, tình trạng các phương tiện vận tải khách bằng ô tô lưu hành không tuân thủ pháp luật vẫn còn diễn ra, đặc biệt là xe hợp đồng trá hình.

Trong năm qua, các đơn vị gồm Phòng Cảnh sát giao thông, Thanh tra Giao thông vận tải, Cảnh sát trật tự đã đưa nội dung kiểm tra, xử lý xe hợp đồng trá hình vào nội dung công tác trọng tâm của đơn vị. Trong năm, lực lượng làm nhiệm vụ đã kiểm tra trên 900 trường hợp (không giấy phép kinh doanh vận tải; xe hợp đồng “trá hình”, hợp đồng thu tiền, bán vé sai quy định; không có danh sách hành khách; đón, trả khách không đúng theo hợp đồng...), lập biên bản 240 trường hợp, ra quyết định xử phạt 168 trường hợp, với số tiền trên 460 triệu đồng, tước có thời hạn 29 giấy phép lái xe.

Thượng tá Trần Quốc Phong, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Cà Mau, cho biết, đơn vị đã quán triệt thực hiện nghiêm Công văn 4919 ngày 2/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh và chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh về mở cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về vận tải hành khách bằng xe ô tô. Bên cạnh đó, đơn vị tham mưu Giám đốc Công an tỉnh ban hành Kế hoạch 64 về mở cao điểm kiểm tra, xử lý xe ô tô không đăng ký kinh doanh vận tải hành khách mà chở khách, xe hợp đồng trá hình, “xe dù, bến cóc”.

Thượng tá Trần Quốc Phong, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Cà Mau phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024, được tổ chức chiều 5/2.

Sau khi tổng kết Kế hoạch 64, vào ngày 19/4/2023, Phòng Cảnh sát giao thông tiếp tục tham mưu Giám đốc Công an tỉnh ban hành Kế hoạch số 137 về tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “xe ô tô không đăng ký kinh doanh vận tải hành khách mà chở khách; xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không thực hiện đúng quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách”.

Theo đó, từ ngày 15/4-31/12/2023, đã xử phạt 631 trường hợp vi phạm, với số tiền hơn 930 triệu đồng, tước 74 giấy phép lái xe. Vi phạm chủ yếu là: không thực hiện đúng quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách; không kinh doanh vận tải hành khách mà chở khách.

Theo Thượng tá Trần Quốc Phong, nguyên nhân tồn tại tình trạng xe hợp đồng trá hình trên địa bàn tỉnh là do hiện tại nhu cầu người dân di chuyển bằng loại xe này rất cao, vừa thuận tiện, vừa không mất thời gian. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, vận động chưa đạt yêu cầu, chủ yếu thực hiện trên diện rộng, chưa tập trung cá biệt vào nhóm đối tượng này. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm có lúc, có nơi chưa thật sự quyết liệt, chưa duy trì thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

Cùng với đó, việc xử lý vi phạm được quy định tại Nghị định 100 ngày 30/12/2019, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123 ngày 28/12/2021 của Chính phủ, trong đó một số hành vi xử phạt khá cao, như: gom khách, bán vé, thu tiền được quy định tại điểm p, khoản 4, Ðiều 28, xử phạt mức trung bình đối với cá nhân là 3,5 triệu đồng, tổ chức là 7 triệu đồng, tước phù hiệu từ 1-3 tháng. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hành vi vi phạm mức xử phạt thấp, chưa đủ sức răn đe nên thường sau khi bị xử phạt, các tài xế tiếp tục tìm mọi cách trốn tránh hoạt động. Nếu bị phát hiện thì đóng phạt, xong thì tiếp tục hoạt động, cứ như vậy lặp đi lặp lại.

Thời gian tới, lực lượng CSGT trên địa bàn sẽ  bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ duy trì tuần tra, kiểm soát, khép kín các tuyến đường có nhiều xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách hoạt động.

Mặt khác, đại đa số người vi phạm biết các quy định, biết làm là sai nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên tìm mọi cách hoạt động. Ðây vừa là tồn tại, vừa là khó khăn khó xử lý triệt để.

Thượng tá Trần Quốc Phong cho biết, trong công tác xử lý xe hợp đồng trá hình thời gian tới, với chức năng, nhiệm vụ được giao, đơn vị sẽ tiếp tục tích cực tham mưu Giám đốc Công an tỉnh thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn 4919 về mở cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Bên cạnh đó, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ duy trì tuần tra, kiểm soát khép kín các tuyến đường có nhiều xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách hoạt động, như: các tuyến trong nội ô TP Cà Mau; một số tuyến từ TP Cà Mau đi các huyện và ngược lại./.

 

Văn Ðum

 

Cần quyết liệt và đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Sáng 12/7, Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) 6 tháng đầu năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Cà Mau có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi.

Phối hợp quản lý tuyến đường trọng điểm

Trên cơ sở nhận định tình hình thực tế, nhằm nâng chất công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), huyện Thới Bình chủ động triển khai công tác phối hợp giữa các địa phương giáp ranh và các cơ quan hữu quan trong thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, đặc biệt chú trọng giải pháp phòng là chính, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cũng như yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông (TNGT).

Quy định mới mang tính nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) có nhiều thay đổi, quy định mới, liên quan đến người tham gia giao thông đường bộ, nhất là đối với những đối tượng trực tiếp hoạt động kinh doanh vận tải (tài xế kinh doanh vận tải). Trong đó, đáng chú ý là quy định mỗi giấy phép lái xe (GPLX) sẽ có 12 điểm, dùng để quản lý về việc chấp hành pháp luật của người lái xe, thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu.

Nhan nhản hành vi dùng điện thoại khi lái xe

Mặc dù pháp luật đã có những chế tài nghiêm, nâng mức phạt, thế nhưng, người vi phạm về nghe điện thoại khi lái xe vẫn nhan nhản, bất chấp luật. Ðây là hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vì cho rằng không thể bị phát hiện và xử lý kịp thời, nên một bộ phận người khi tham gia giao thông vẫn cứ vi phạm.

Nhiều "ổ voi, ổ gà" trên tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam

Tuyến đường hành lang ven biển phía Nam,  đoạn từ vị trí nút giao tuyến đường Võ Văn Kiệt, cầu Bến Gỗ thuộc địa phận xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình hiện đang bị hư hỏng, trên tuyến xuất hiện nhiều "ổ voi, ổ gà", rất nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện giao thông.

"Ðiểm đen" trên Quốc lộ 1

Lưu lượng xe tham gia giao thông cao, tình trạng buôn bán lấn chiếm lề đường, ý thức người tham gia giao thông hạn chế... là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây trên Quốc lộ 1, đoạn từ cầu Lương Thế Trân (thuộc ấp Năm Ðảm, xã Lương Thế Trân) đi qua chợ Nhà Phấn (thuộc địa bàn xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước).

Còn nhiều rủi ro trong giao thông thuỷ

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, cho biết: "Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đường thuỷ trên địa bàn tỉnh Cà Mau tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn rất nhiều rủi ro. Thông qua công tác kiểm tra, nắm tình hình cho thấy, tại nhiều địa phương vẫn còn để xảy ra những vi phạm là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ TNGT rất cao".

Cần có sự nghiên cứu thấu đáo

Theo dự kiến, ngày 26/6/2024, đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu biểu quyết riêng một điều khoản về quy định nồng độ cồn bằng 0 khi điều khiển phương tiện, khi thông qua dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Hãy đi bộ đúng, an toàn

Ði bộ thể dục là thói quen tốt để rèn luyện sức khoẻ, thế nhưng, việc lựa chọn cách đi, địa điểm đi để đảm bảo an toàn sức khoẻ cũng như đảm bảo an toàn giao thông là việc làm không phải ai cũng biết và thực hiện đúng.

Tụ tập lạng lách trên đường - Tiềm ẩn tai nạn

Hiện nay, trên nhiều tuyến đường lớn nội ô TP Cà Mau, thỉnh thoảng có tình trạng thanh, thiếu niên phóng xe, nẹt pô, lạng lách, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Mặc dù ngành chức năng đã ra quân tuần tra, kiểm soát thường xuyên, nhưng tình trạng này vẫn tái diễn.