ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 19:43:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một gia đình cần được giúp đỡ

Báo Cà Mau Từ lúc mới sinh ra, đôi chân của chị Ðỗ Ngọc Út, ấp Hoà Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước đã không bình thường. Khi đến tuổi tập đi, sự bất thường của đôi chân càng biểu hiện rõ hơn. Và, 48 năm qua, chị sống trong tình trạng phải nhờ cây gậy tiếp sức mỗi khi di chuyển. Chị được xác định nhiễm chất độc da cam/dioxin, do người cha tham gia kháng chiến hoạt động trong vùng địch rải chất độc hoá học.

Từ lúc mới sinh ra, đôi chân của chị Ðỗ Ngọc Út, ấp Hoà Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước đã không bình thường. Khi đến tuổi tập đi, sự bất thường của đôi chân càng biểu hiện rõ hơn. Và, 48 năm qua, chị sống trong tình trạng phải nhờ cây gậy tiếp sức mỗi khi di chuyển. Chị được xác định nhiễm chất độc da cam/dioxin, do người cha tham gia kháng chiến hoạt động trong vùng địch rải chất độc hoá học.

Khi đến tuổi trưởng thành, chị đã lập gia đình với niềm hy vọng được hạnh phúc như bao người con gái khác. Có với chồng 3 mặt con, những tưởng cuộc sống ấm êm, nào ngờ người chồng sanh tâm, bỏ mẹ con chị ra đi với người đàn bà khác lúc đứa con nhỏ mới tròn 3 tuổi. Tật nguyền, không đất đai, không nghề nghiệp lại 1 nách 3 con, 22 năm qua dù tật nguyền chị cũng cố gắng sống lay lắt nuôi 3 đứa con khôn lớn rồi dựng vợ gả chồng cho con.

Chị Út trong căn nhà xiêu vẹo của mình.

Chị bùi ngùi kể, lúc cha chị công tác ở xã, năm 1980 được xã cấp cho một nền nhà cặp mé sông, cha mẹ chị cất nhà ở để tiện cho chị đi học, rồi khi chị lấy chồng, cha mẹ chị đã cho chị luôn miếng đất đó. Chồng bỏ đi, chị không thể nuôi nổi 3 đứa con thơ nên đành gởi một đứa con về ngoại, nhưng ngoại già lại nghèo nên cuộc sống cũng vô cùng khó khăn. Trước tình cảnh bi đát của đứa em vốn đã bất hạnh từ lúc mới chào đời, người chị ruột của chị Út không đành lòng nhìn cảnh khổ của em nên kiên quyết không lập gia đình, ở vậy may mướn kiếm tiền nuôi em và các cháu.

Mấy chục năm qua, người chị đáng kính ấy không ngại vất vả ngày đêm chăm chỉ may thuê vá mướn, còn chị Út nhờ Hội Nạn nhân chất độc da cam cho vay 2 lần, lần đầu 1 triệu, lần sau 2 triệu để làm vốn, mua một ít bánh kẹo, nước uống để trước hiên nhà bán cho học sinh. Những đứa con của chị khi lập gia đình cũng nghèo, đi làm thuê, ở nhà thuê, có một đứa hơi khá hơn một chút thì bao nhiêu vốn liếng đều bị thiêu rụi trong một trận hoả hoạn ở nhà lồng chợ nên cũng không giúp gì được cho mẹ. Chị Út ngoài đôi chân không đi lại được, nay còn mang thêm nhiều chứng bệnh như tiểu đường, huyết áp, máu nhiễm mỡ, thiếu máu cơ tim, sạn thận nên ngoài thuốc của bệnh viện chị còn phải hốt thêm thuốc nam, thuốc bắc để uống.

Do bị nhiễm chất độc da cam nên con do chị sinh ra cũng không mạnh khoẻ gì. Người con gái lớn của chị thì 2 bàn tay, 2 bàn chân bị bong da suốt, mùa nắng tay chân bị nứt nẻ chảy máu, không tiếp xúc được với hoá chất, không được sử dụng xà bông, không được lao động trong môi trường nước. Hai người con gái kế, người bị bướu cổ, người bị cận thị nặng. Chị gái của chị bây giờ đã lớn tuổi lại bị bệnh khớp nên không còn may vá được nữa.

Hiện cả nhà 7 miệng ăn đều trông chờ vào tiền trợ cấp nhiễm chất độc hoá học, tiền bán bánh kẹo cho học sinh của chị Út và tiền làm hồ bấp bênh của người con rể. Cái quán cóc của chị Út ngày càng vắng bóng học trò vì mái che vừa nhỏ, vừa ọp ẹp lại không có lấy một cái bàn ngồi tử tế, hàng hoá, bánh trái thì vài món lơ thơ, trong khi các quán bên cạnh thì ngày càng khang trang và nhiều mặt hàng hơn, thế nên cuộc sống gia đình chị càng ngày càng khó khăn.

Căn nhà của chị Út đang ở hiện nay, những cây cột đã mục, mái tôn lủng lỗ chỗ, vách thì được lắp ghép bằng nhiều thứ từ tôn bể, ván mục đến cao su. Chị ngậm ngùi, 15 năm trước chị mua căn nhà cũ của người hàng xóm đem về cất. Mấy năm nay đêm nào có giông thì người lớn không dám ngủ vì sợ nhà sập. Chị chỉ mong có được một căn nhà lành lặn, chắc chắn để không còn thức trắng và thấp thỏm mỗi khi có mưa giông, nhưng đó chỉ là mơ ước vì thu nhập của gia đình chưa đủ sống, lại phải lo thuốc thang cho chị, cho con gái, hiện chị mắc nợ Nhà nước và bên ngoài đã lên đến trên 50 triệu đồng, chạy tiền đóng lãi còn không xuể, lấy đâu tiền cất nhà.

Nhìn cảnh nhà chị ai cũng không khỏi ngậm ngùi, địa phương có lo, các cấp hội nạn nhân chất độc da cam có quan tâm giúp đỡ nhưng cũng chỉ giải quyết khó khăn nhất thời. Rất mong có nhà hảo tâm dang tay giúp đỡ để mẹ con chị Út có cuộc sống tốt hơn./.

Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Tổ Từ thiện - Xã hội Báo Cà Mau.

ĐT: 0780.3826686, DĐ: 0919410678, gặp chị Tuyết Kiều.

Tài khoản Quỹ từ thiện Báo Cà Mau:

- Tên đơn vị: Báo Cà Mau

- Số tài khoản: 10201-000205255-9

- Mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau.

Bài và ảnh: Huyền Linh

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.