ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:21:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một góc nhìn từ đại dịch

Báo Cà Mau (CMO) Covid-19 là cụm từ được “phủ sóng” nhiều nhất trong gần 2 năm qua. Ai ai cũng biết, đây là thời khắc nguy nan nhất của nhân loại, kẻ “giặc” vô hình chẳng từ một ai, giàu hay nghèo, bần hàn hay phú quý. Quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh là nhiệm vụ sinh tử của tất cả chúng ta.

Tranh: Minh Tấn

Nhiều thách thức nghiệt ngã đã và đang đặt ra đối với một quốc gia có gần 100 triệu dân còn đang sống trong cảnh thu nhập trung bình thấp, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn rất thiếu thốn. Ấy thế mà bằng tất cả sức mạnh của truyền thống đoàn kết dân tộc, thương người như thể thương thân, cùng với quyết tâm hành động của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với tinh thần “chống dịch như chống giặc” bằng nhiều biện pháp hữu hiệu trong phát hiện, khoanh vùng, truy vết, ngăn chặn, chữa trị, dập dịch; cho đến nay, thứ “giặc” vô hình đó vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, đi cùng với nó, chúng ta cũng đang đối mặt với một loại kẻ thù không kém phần nguy hiểm. Ðó là những vấn nạn xã hội đã và đang ngấp nghé vươn mình, âm thầm len lỏi vào trong suy nghĩ và hành động của một số người. Có thể thấy, đại dịch như một phép thử, một loại “thước đo” nhân cách, đạo đức, tình người, lòng yêu thương - giá trị chuẩn mực con người.

Thật sự rất đau lòng và bức xúc khi phải nhìn thấy, đọc được những câu chuyện, xem những đoạn video khiến phải suy ngẫm về giá trị của nhân phẩm, đạo đức, văn hoá của một số người. Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh đã tiến hành xử lý 17 người phát tán tin sai về dịch bệnh, gỡ hơn 300 bài viết, video trên mạng xã hội, Youtube, TikTok, 2 trường hợp bị xử lý hình sự.

Chúng ta còn thấy gương mặt của người phụ nữ từng nổi đình nổi đám trên trang mạng xã hội dõng dạc “tuyên chiến” với cả giới nghệ sĩ, nói những lời tục tằn, gây nhiễu loạn thực hư, cố tình đánh lừa dư luận. Một số chủ tài khoản, kênh mạng xã hội có hành vi lan truyền những thông tin giả, tin sai sự thật, xuyên tạc ảnh hưởng đến trật tự xã hội, gây hoang mang cho người dân và ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Chúng ta cũng bắt gặp ở đâu đó người ta lợi dụng “nỗi đau đại dịch” để mưu tính lợi ích kinh tế đơn thuần, cố tình đầu cơ, găm hàng để tăng giá bán kiếm lời.

Tệ hại hơn, có kẻ lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong việc bán vắc-xin trái phép. Có kẻ còn bạo gan hơn, sẵn sàng làm giả các mẫu test Covid nhanh, hoặc cấu kết với nhau để trục lợi từ việc đấu thầu vật tư y tế, thuốc chữa bệnh... Hành vi thiếu ý thức trách nhiệm xã hội của những “dân chơi miệt vườn” với niềm tin bất tận rằng “Covid nó chừa mình ra” khi vô tư tụ tập ăn nhậu, hát hò inh ỏi, trốn tránh khai báo y tế, ra đường không đeo khẩu trang, chống người thi hành công vụ tại các trạm kiểm soát... Họ đã đùa giỡn với sức khoẻ, tính mạng của bản thân và cộng đồng một cách đáng phê phán.

Hiện nay, dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, các liều vắc-xin được huy động bằng tất cả các nguồn, bằng quyết tâm cao nhất của Ðảng và Chính phủ với mong muốn cung cấp kịp thời, đầy đủ và an toàn cho từng người dân để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.

Thế nhưng, “căn bệnh tâm ma” thông qua những hành vi sai phạm, lệch chuẩn như kể trên thì dùng vắc-xin nào để trị? Phải chăng, sự nghiêm minh của pháp luật, những tấm gương đạo đức - lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết chính là thứ vắc-xin hữu hiệu nhất trong lúc này!

Những hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý thật nghiêm minh là điều tất nhiên. Còn đạo đức - lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho nhau đã và đang được trỗi dậy và lan toả ở khắp muôn nơi, trong mỗi con người. Có lẽ, chưa khi nào và chưa bao giờ đạo đức, tình yêu thương con người, tinh thần đoàn kết được bộc lộ, thể hiện rõ nét nhất, cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất trong hoàn cảnh đại dịch suốt gần 2 năm qua. Hình ảnh những tình nguyện viên, y sĩ bác sĩ, điều dưỡng sẵn sàng lao vào tâm dịch, mang trên vai trọng trách rất nặng nề nơi tuyến đầu chống dịch với bao gian nan, nguy hiểm luôn rình rập, với chiếc “giáp” bảo hộ cồng kềnh nóng nực, họ dốc sức dốc lòng vì người dân với một trái tim biết “phát sáng”. Ðối với họ trong lúc này không chỉ là chức trách, mà còn là sứ mệnh - sứ mệnh của những thiên thần áo trắng. Trái tim họ, hành động của họ luôn dành cho bệnh nhân, lấy việc cứu sống người bệnh là hạnh phúc lớn lao nhất cho mình. Họ sẵn sàng gác lại mọi tình thân, mọi lo toan vụn vặt, phải rời xa con cái và gia đình, trong số họ, có người đã bị phơi nhiễm, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng trong lúc làm nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Ngoài những "chiến binh áo trắng” nơi tuyến đầu, còn có cả những lực lượng luôn có mặt mọi lúc, mọi nơi, đó là những chiến sĩ công an, quân đội, lực lượng dân phòng không quản ngày đêm bám chốt, hỗ trợ hậu cần, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, mang lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân. Họ hành động với tâm nguyện cao cả là “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Những chuyến xe vận chuyển hàng cứu trợ người nghèo tha hương cầu thực đang mất việc làm mà không thể về quê; hình ảnh người đàn ông lưng trần với vựa rau 0 đồng để cứu trợ dân nghèo nhưng bản thân mình cũng chẳng giàu có; cụ ông U70 âm thầm, tần tảo ngược xuôi nơi vùng dịch không quản khó khăn, bất chấp hiểm nguy, tận tâm, tận lực trên chiếc xe mai táng 0 đồng; hay hình ảnh của nữ danh hài trong bộ đồ bảo hộ, cùng ê-kip miệt mài dấn thân vào vùng tâm dịch để cứu trợ, cung cấp bình ôxy, lương thực cho người dân miễn phí… Và còn rất nhiều tấm gương khác nữa, tất cả trong số họ không phải làm vì sự nổi tiếng, hay để đánh bóng tên tuổi, mà vì mệnh lệnh của trái tim mình.

Cảnh tượng “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”, cha mẹ già đau đớn khi nhận được tin con vì mưu sinh phải tha phương đã chết do dịch bệnh mà không được thấy mặt lần cuối. Hình ảnh cha mẹ già gập người quỳ không nổi, đứng không xong khi mất con. Rồi hình ảnh người cha tức tốc phóng xe không phanh, bất chấp tính mạng của mình chạy đi tìm bình ôxy cho con đang nằm thoi thóp, cạn dần nhịp thở. Hình ảnh 2 bé trai tuổi còn quá nhỏ phải chứng kiến cảnh mất cả cha lẫn mẹ cùng lúc vì dịch bệnh; thằng em đau đớn đến nỗi mất kiểm soát vứt hết những thứ chung quanh, gào khóc trong tuyệt vọng... Những hình ảnh đó làm cho chúng ta quá đau lòng!

Gần 2 năm biến cố đại dịch đã xảy ra, toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta đã và đang bước vào cuộc chiến thật sự. Trong cuộc chiến sinh tử này, tất cả những gì sâu thẳm nhất của con người được trỗi dậy và thể hiện rõ ràng nhất. Giữa cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác, cái tích cực và cái tiêu cực, cái hay, cái dở, lòng dũng cảm và sự hèn nhát, lòng trung thực và sự dối trá, cơ hội… tất cả tạo nên bức tranh xã hội thời Covid đậm màu sáng - tối. Nhận diện rạch ròi những mặt đối lập đó xem như là một “phép thử” để mỗi người có dịp soi rọi lại chính mình, có nhận thức, hành vi và thái độ đúng đắn với chuẩn mực, giá trị đạo đức vốn có của một dân tộc luôn biết đoàn kết và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn; luôn kề vai sát cánh cùng nhau, dũng cảm, kiên cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và giặc ngoại xâm hung bạo. Giờ đây, chúng ta đã và đang đương đầu với thứ “giặc” vô hình, một lần nữa chứng minh nhân cách, đạo đức, bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần của một dân tộc. Nếu chúng ta kịp thời xoá được những mảng tối của bức tranh xã hội hiện thời, thì chắc chắn rằng chiến thắng đại dịch sẽ thuộc về ta./.

 

Phan Thị Trà My

 

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Nâng chất hoạt động y tế dự phòng

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Năm Căn được cấp trên đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tại trụ sở mới; cơ sở vật chất 8/8 trạm y tế xã, thị trấn khang trang, với tổng số 38 giường bệnh; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trạm y tế từng bước hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

Nâng cao hiệu quả công tác dự phòng

Suốt nhiều năm qua, Trung tâm Y tế TP Cà Mau luôn thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng dịch hơn chống dịch” và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tích cực chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân. Ðiển hình như năm 2024, trên địa bàn TP Cà Mau chỉ xảy ra 181 ca bệnh sốt xuất huyết (năm 2023 là 241 ca); 540 ca bệnh tay chân miệng (năm 2023 là 871 ca); không có ca Covid-19 (năm 2023 có 52 ca)...

Mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động phòng, chống bệnh sởi năm 2025

Sáng 26/3/2025, tại thị trấn Sông Đốc, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động truyền thông phòng, chống bệnh sởi và tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025.

Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng sởi

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 38.807 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo đó, tỉnh Cà Mau đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch sởi.

Hành động để chấm dứt bệnh lao

Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Các hoạt động bao gồm tăng cường phát hiện, điều trị dự phòng cho người có nguy cơ cao, cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán nhanh, đảm bảo phác đồ điều trị hiệu quả cho cả lao thường và lao kháng thuốc.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Hiệu quả từ ứng dụng AI trong y tế

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống nói chung và ngành y tế nói riêng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong đó, một số ứng dụng AI đã và đang được triển khai trong ngành y tế đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.