ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 04:17:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một ngày ở cửa biển Giá Lồng Đèn

Báo Cà Mau (CMO) Cuối tuần, có dịp ngay con nước xổ vuông, anh Phạm Hoàng Hiển, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, rủ tôi đi "phượt". Không ở đâu xa, chỉ đi xuồng khoảng 15 phút là đến nơi. Đó là cửa biển Giá Lồng Đèn, ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, nơi được biết đến với nơi phù sa bồi đắp, nằm bên cạnh cửa biển Hố Gùi. Bà con ở cửa biển nhỏ này chủ yếu đánh bắt gần bờ, khai thác những sản vật thiên nhiên để mưu sinh. 

Chúng tôi xuất phát từ bến đò, đợi nước ròng sát, men theo dòng chảy về phía biển là những vạt rừng đước bạt ngàn, cạnh bên là những căn nhà sàn lấp ló. Trong chuyến đi lần này có anh bạn Alex (người Ireland) tháp tùng. Alex sinh sống và làm việc tại Việt Nam hơn nửa năm. Đi cùng với anh là anh Trần Chí Linh, bạn đồng nghiệp dạy tiếng Anh. Anh Linh phiên dịch: “Bạn ấy nói nơi này còn hoang sơ quá, khác với những gì tưởng tượng nhiều, lần đầu tiên đến đây sẽ là một kỷ niệm đẹp”.

Đường đi đến cửa biển Giá Lồng Đèn bằng phương tiện thuỷ nhỏ.

Vốn là dân bản địa, anh Hiển cho biết, cửa biển Giá Lồng Đèn dành cho ai yêu thích thiên nhiên, thích biển, đặc biệt là thích câu cá. Những lúc rảnh, anh Hiển cùng với bạn bè tụ tập đi câu những loài cá như: vồ biển, cá chét, cá ngát… “Những tháng hè, mấy đứa nhỏ sống ở cửa biển ra ngoài này chơi đá bóng, cặm trụ sân bãi hẳn hoi; người lớn thì kéo nhau câu cá… đợi đến thuỷ triều lên thì về”, anh Hiển tâm sự.

Được tự tay đào chem chép biển là một trải nghiệm thú vị của du khách.

Nước rút, thường khoảng 3-4 tiếng là thuỷ triều lên. Một số ngư dân ở đây nhắc nhở: “Chơi ở đây thì phải tranh thủ về, không thôi nước tới chân là chạy không kịp đâu”. Anh Hiển giải thích thêm, sắp tới mùa chướng, sóng, gió mạnh, sẽ mất bãi rồi. Bãi này chỉ tồn tại ở mùa gió Nam khi tới con nước.

Đa số ngư dân ở đây mưu sinh bằng nghề đánh bắt ven bờ.

Chủ tịch UBND xã Tân Tiến Mai Việt Triều thông tin, cửa biển Giá Lồng Đèn có hơn 25 hộ, chủ yếu là dân di cư từ các nơi lân cận hoặc nơi khác về đây mưu sinh. Giá Lồng Đèn từ lâu đã có tiềm năng du lịch vì nó nằm cạnh cửa biển Hố Gùi, Gành Hào. Nơi đây thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ, trù phú. Những năm qua, có nhiều du khách đến đây tham quan trải nghiệm bắt ốc, đào chem chép, câu cá… Theo định hướng của xã, dựa theo tiềm năng sẵn có, Giá Lồng Đèn sẽ thu hút khách du lịch trong tương lai./.

Nghề “móc” cua biển trong hang khi thuỷ triều xuống cũng mang lại thu nhập cho người dân.
Đến bãi bồi có thể bày biện thức ăn, nấu nướng và thưởng thức tại chỗ.

Nhật Minh

 

Về Ðất Mũi Cà Mau…

Những người con nước Việt, ai cũng muốn một lần đặt chân đến vùng đất thiêng nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc - Ðất Mũi Cà Mau để cảm nhận đất nước mình tươi đẹp và đáng tự hào.

Mô hình thiết thực từ phong trào đại đoàn kết

Thời gian qua, các phong trào thi đua do MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội như: Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ðoàn Thanh niên tỉnh phát động đã và đang đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả tích cực. Nổi bật, trong nhiệm kỳ 2019-2024, đã vận động quỹ Vì người nghèo đạt 434 tỷ đồng, hỗ trợ 13.722 hộ thoát nghèo...

Diễn tập Khu vực phòng thủ tỉnh Cà Mau 2024 thành công tốt đẹp

Trưa ngày 30/10, tỉnh Cà Mau kết thúc thành công Diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh năm 2024.

Sên vuông cho mùa vụ mới

Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn. Vì vậy, nhu cầu sên vét và cải tạo vuông nuôi theo đó cũng nhiều. Thực hiện Quyết định số 17/2021/QÐ-UBND, ngày 6/7/2021 của UBND tỉnh Cà Mau, ban hành quy định về sên, vét đất, bùn cải tạo ao, đầm nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, hằng năm, nông dân chấp hành tốt quy định về thời gian, khu chứa, quy trình xử lý đất bùn, chất thải, nước thải...

Mùa cá cơm bún lại về

Những chiếc ghe của ngư dân làm nghề lưới mành vùng biển Tây cập bến, từng sọt cá cơm bún tươi rói được chuyển nhanh lên bờ đê để kịp sàng cá, phơi khô cho đủ nắng.

Khởi nghiệp nhỏ, cảm hứng lớn

Mỗi người một hoàn cảnh, một công việc nhưng điểm chung của các chị, các bà chính là bản lĩnh khi chấp nhận bước ra khỏi vòng an toàn của người nội trợ để tìm cơ hội, hướng đi phù hợp với bản thân. Có thể nói, chỉ có sự mạnh dạn mới giúp phụ nữ thay đổi, đây cũng là ý kiến đồng tình của đa số chị em trong hành trình lập thân, lập nghiệp.

Dấu ấn thanh niên Cà Mau

Trong nhiệm kỳ 2019-2024, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Cà Mau đã thực hiện đạt và vượt 11/11 chỉ tiêu Nghị quyết đại hội. Trong đó, có những kết quả nổi bật, tiêu biểu như: 300 công trình, phần việc thanh niên; vận động các nguồn lực hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 với tổng trị giá 9 tỷ đồng; trao tặng 27.860 bồn chứa nước sạch hợp vệ sinh, 500 thùng nước lọc, 33.192 khối nước, tiền mặt cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong đợt hạn hán; trồng hơn 1 tỷ cây xanh bảo vệ rừng phòng hộ, phòng chống sạt lở; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho 91.017 thanh niên; giới thiệu việc làm cho 28.500 thanh niên và đào tạo nghề cho hơn 8 ngàn thanh niên; vận động thanh niên tình nguyện hiến trên 26 ngàn đơn vị máu, thu hút hơn 50 ngàn đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia.

Góc xanh trường học

Mang cây xanh vào trường học để tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện... là phong trào đang được nhân rộng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Cách làm này vừa tạo mỹ quan, vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhịp sống trên đồng

Những ngày này, khi mực nước trên đồng dâng cao là lúc người dân được “lộc trời ban” để cải thiện thu nhập lúc nhàn rỗi, với các nghề như: đẩy côn, nhổ bông súng, nhổ năn, nhổ hẹ nước, giăng lưới... Cá đồng, rau đồng cho bà con thu nhập trên 200 ngàn đồng/ngày.

Vật nuôi giảm nghèo

Hộ nghèo đa phần không có hoặc ít đất sản xuất, hạn chế nguồn vốn tích luỹ, thế nên những loài vật nuôi như: ếch, lươn, rắn ri tượng, gà nòi lai, bò... được xem là lựa chọn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, góp phần giúp hộ nghèo cải thiện đời sống.