(CMO) 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 3 thuyền viên bị mất tích trên biển, 3 người chết, 5 người bị thương. Hơn 28 km lộ giao thông và gần 500 ha nuôi trồng thuỷ sản bị ngập, tràn; 132 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài trên 2.800 m (trong đó có 845 m lộ bê-tông, 60 m bờ kè, 100 m lộ cấp VI); 3 vị trí bờ biển bị sạt lở với chiều dài 1.900 m; 829 căn nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng… Ước thiệt hại do thiên tai gây ra trên 8,3 tỷ đồng.
Người dân sống ven sông thuộc các huyện Năm Căn, Ðầm Dơi, Ngọc Hiển luôn ám ảnh về những vụ sạt lở đất. Ðối với vùng ngọt thuộc huyện Trần Văn Thời, mưa lớn, nước dâng cũng trở thành nỗi lo thường trực của người dân nơi đây.
Tại hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, chỉ đạo: Cùng với việc thực hiện hiệu quả kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế những tháng cuối năm, các cấp, các ngành cần chủ động công tác phòng, chống thiên tai, nhất là sạt lở, lốc xoáy, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân.
Ngày 25/6 vừa qua, tại Ấp 4, xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn xảy ra vụ sạt lở đất khá nghiêm trọng. |
Các địa phương trong tỉnh tăng cường đưa cơ giới vào gia cố bờ bao vuông tôm, khu dân cư nhằm hạn chế ảnh hưởng của sạt lở đất, nước dâng. |
Chống chọi trước sạt lở, sóng đuổi đánh qua ranh giới rừng phòng hộ, ông Lý Văn Duyên (kênh Rạch Già, ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn) cố gắng gia cố bờ bao vuông tôm để chờ ngày thu hoạch tôm, cua, khai thác rừng. |
Sau những đám mưa lớn đã gây ngập tuyến lộ nông thôn qua địa bàn ấp Ông Bích, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời. |
Ngày 31/5/2021, trên tuyến sông Cửa Lớn thuộc địa bàn khóm Sa Phô, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn xảy ra sạt lở hoàn toàn đoạn lộ bê-tông dài khoảng 14 m, ngang 1,5 m và ăn sâu vào đất liền khoảng 3 m khu vực nhà dân. |
Phương Lài - Hoàng Vũ thực hiện