Mùa trăng cuối năm Bính Thân đã lùi dần. Chuyến biển này hầu hết ngư dân đều trúng mùa tôm cá, giá cả tăng làm cho chuyến biển cuối năm thêm ý nghĩa. Hầu hết ngư dân ở cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời tiếp tục ra khơi khai thác, ăn Tết trên biển.
Mùa trăng cuối năm Bính Thân đã lùi dần. Chuyến biển này hầu hết ngư dân đều trúng mùa tôm cá, giá cả tăng làm cho chuyến biển cuối năm thêm ý nghĩa. Hầu hết ngư dân ở cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời tiếp tục ra khơi khai thác, ăn Tết trên biển.
Ngư dân Nguyễn Tấn Biểu, Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, cho biết: "Gia đình tôi có kế hoạch ra khơi xuyên năm, vì thường những ngày cuối năm này khai thác rất trúng. Trung bình con nước này mỗi chiếc tàu lớn lời từ 40-50 triệu đồng".
Ngư dân Lê Quốc Khởi bộc bạch, ngoài tàu lớn, chuyến biển vừa rồi tàu nhỏ của gia đình anh lời được hơn 30 triệu đồng. Trong hơn 1.300 phương tiện khai thác thuỷ sản ở cửa biển Sông Ðốc có hàng trăm tàu tải trọng lớn, công suất máy mạnh, có thể khai thác xa bờ dài ngày. Ước tính sản lượng khai thác năm nay đạt khoảng 120.000 tấn thuỷ hải sản.
Theo kinh nghiệm của ngư dân, đưa tàu ra khơi ăn Tết trên biển thường trúng mùa, lấy lộc đầu năm để cả năm làm ăn may mắn. Những ngày này, không chỉ có tàu chuẩn bị ra khơi mà các phương tiện hậu cần nghề biển cũng hoạt động nhộn nhịp: lên cá, tôm, tiếp nhận nhiên liệu, bổ sung thực phẩm và mời gọi bạn thuyền… Tất cả tạo nên phiên chợ cuối năm đầy thú vị trên biển./.
Hàng trăm tàu hối hả ra khơi khai thác và ăn Tết trên biển. |
Ngư dân cửa Ông Ðốc trúng mùa, được giá. |
Các chợ đầu mối thu mua cá sau chuyến biển. |
Sản phẩm khô mực Sông Ðốc. |
Mùa trăng cuối cũng là đầu vụ cá cơm tại vùng biển Cà Mau. |
Thanh Quang thực hiện