ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 21:59:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tác nghiệp ở Trường Sa

Báo Cà Mau “Chớp thời cơ ghi lại cảm xúc của lính trẻ, đưa máy ảnh chụp ngay và luôn hành động của bộ đội, nhanh chóng viết và gửi bài, ảnh về đất liền”, đó là 3 yếu tố rất cần thiết trong tác nghiệp báo chí ở Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Quần đảo Trường Sa còn có tên gọi khác để nói lên sự khắc nghiệt về khí hậu và những khó khăn gian khổ của cán bộ, chiến sĩ - đó là “quần đảo bão tố”. Ở mảnh đất xa nhất của Tổ quốc này, cái gì cũng trở nên đặc biệt và thiêng liêng, bởi thế phóng viên báo chí tác nghiệp ở đây cũng đặc biệt.

Mỗi năm Quân chủng Hải quân tổ chức từ 22 đến 26 đoàn đại biểu từ đất liền ra thăm quân, dân Trường Sa, DK1. Bên cạnh chở hàng ngàn tấn hàng quà theo tàu hải quân ra tặng quân, dân biển, đảo, còn chở tình cảm đong đầy và chứa chan cảm xúc của hàng triệu trái tim, hơi ấm đất liền đến cán bộ, chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió. Trong đó có những tấm lòng và trái tim nhiệt huyết của phóng viên báo chí - những người thắp lửa truyền tin, đưa Trường Sa, DK1 với đất liền không còn khoảng cách.

Do điều kiện thường xuyên phải “viết, quay, chụp” trong nắng gió, địa hình tác nghiệp phức tạp, thời gian ngắn, nên tác nghiệp báo chí ở Trường Sa và Nhà giàn DK1 đòi hỏi phải rất nhanh nhạy, kịp thời, sắc bén. Nói cách khác, tác nghiệp báo chí ở Trường Sa và Nhà giàn DK1 phải chạy đua với thời gian, không gian để cho ra những “con chữ” hay nhất và những “khung hình” sống động nhất.

Tác nghiệp từ xuồng chuyển tải.

Ðể có những tấm ảnh đẹp nhất, để ghi được cảm xúc sâu lắng, xúc động nhất, phóng viên phải lăn xả vào cuộc sống của người chiến sĩ. Phải trầm mình “dãi nắng dầm mưa” trên thao trường nắng lửa, hầm hào công sự để có những tấm ảnh sinh động và những cảm xúc lay động lòng người. Thế mới hiểu tác nghiệp ở vùng biển bão tố khác với đất liền.

Ngồi trên xuồng chuyển tải, nhanh chóng “chộp” tấm ảnh “sóng gió vào tàu”.

Ðó là tranh thủ từng giờ từng phút chớp thời cơ ghi lại nụ cười chiến sĩ, đó là nhanh tay bấm máy gương mặt đẫm mướt mồ hôi, nụ cười lạc quan yêu đời, đó là tốc ký ghi lại những dòng suy nghĩ chứa chan cảm xúc.

Ghi chép cảm xúc giữa sóng gió nhà giàn.

Phỏng vấn nhanh trước khi tàu ra biển.

Giữa muôn trùng sóng nước mênh mông của biển cả, phải ghi cho bằng được “tình người, tình đời, tình chiến sĩ” và những nỗ lực vượt qua khó khăn gian khổ của người làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cảm xúc hoà trộn ấy, chỉ có người làm báo mới cảm nhận được, mới ghi chép được và nhân nó lên thành tác phẩm báo chí, nghệ thuật đầy sức sống, chân thật về con người, đúng về không gian và thời gian, đẹp về cách thể hiện, sâu sắc về nội dung, nhanh nhạy gửi về đất liền. Tác nghiệp ấy không chỉ minh chứng cho cách làm báo hiện đại, có tâm, có tầm và tâm huyết với nghề mà còn khẳng định được trình độ, tác phong của nhà báo chiến sĩ.

Chọn góc để tác nghiệp.

Phóng ống kính về phía xuồng chuyển tải.

Phóng viên báo chí đến Trường Sa bao giờ cũng có “mẫu số chung”, đó là xúc động trước nắng gió và những con người lính biển. Bởi thế, những tác phẩm báo chí phải mang hơi thở của biển khơi và thấm đẫm mồ hôi của những người chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió. Không có tấm ảnh đẹp, không có bài viết hay, không có cảm xúc sâu lắng nếu phóng viên ấy không lăn xả vào cuộc sống của người chiến sĩ. Tác nghiệp ở Trường Sa và Nhà giàn DK1 là tác nghiệp đặc biệt, để cho ra đời những sản phẩm đặc biệt và đem đến công chúng, bạn đọc những ấn phẩm báo chí đặc biệt./.

Mai Thắng thực hiện

Phối hợp giữ vững quốc phòng, an ninh vùng biển Tây Nam

Từ ngày 25-27/6, Tàu Cảnh sát biển 2002 thuộc Hải đội 401, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đưa Đoàn công tác gồm lãnh đạo, đại diện các địa phương: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng đi khảo sát, nắm tình hình thực tế tại vùng biển, đảo Tây Nam.

Hải quân Việt Nam - Campuchia tuần tra chung lần thứ 79

Sáng 22/6, Tàu 251 thuộc Hải đội 512, Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã cập quân cảng Vùng 5 (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), hoàn thành chuyến tuần tra chung lần thứ 79 với Hải quân Hoàng gia Campuchia.

Bộ Y tế khảo sát, hỗ trợ nâng cao năng lực Bệnh xá Lữ đoàn 175

Ngày 21/6, tại huyện Năm Căn, Bộ Y tế phối hợp với Quân chủng Hải quân tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu hỗ trợ nâng cao năng lực Bệnh xá Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân.

Gắn kết yêu nước, hướng về biển đảo Tổ quốc

Ngày 13/6/2025, tại Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, đã diễn ra buổi họp mặt các hội viên CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” của hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.

Tác nghiệp ở Trường Sa

“Chớp thời cơ ghi lại cảm xúc của lính trẻ, đưa máy ảnh chụp ngay và luôn hành động của bộ đội, nhanh chóng viết và gửi bài, ảnh về đất liền”, đó là 3 yếu tố rất cần thiết trong tác nghiệp báo chí ở Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Kỳ vọng đánh thức “đảo vắng”

Trên vùng biển tỉnh Cà Mau, bên cạnh đảm bảo vững chắc về quốc phòng - an ninh, với quan điểm “hướng ra biển, làm giàu từ biển” bằng việc khai thác lợi thế và tiềm năng, các cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối, hòn Ðá Bạc được đầu tư và có nhiều đổi mới về mọi mặt. Hạ tầng được quan tâm đầu tư, điều kiện sinh hoạt và đời sống của cán bộ, chiến sĩ trên các đảo có nhiều cải thiện, tiến bộ.

Biển và hải đảo Cà Mau sẽ phát triển mạnh, giàu

Trước thời cơ và vận hội trong giai đoạn mới, biển và hải đảo Cà Mau không chỉ có tầm quan trọng về đảm bảo quốc phòng, an ninh phía Tây Nam Tổ quốc, mà còn giữ vai trò trụ cột phát triển kinh tế đầy tiềm năng với tầm nhìn hứa hẹn sẽ tạo đột phá, hướng tới góp phần không nhỏ cùng cả nước tăng trưởng hai con số.

Cửa Vàm Lũng đang… lùi dần

Mùa mưa bão năm 2025 đã bắt đầu, cũng là lúc tình trạng sạt lở tại các cửa biển trên tuyến bờ Ðông chịu thêm nhiều áp lực, ảnh hưởng nặng nề, nhất là tại những khu vực chưa triển khai hệ thống kè giảm sóng, trong đó có khu vực cửa Vàm Lũng (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển).

Diệu kỳ Đá Bạc

Một ngày tháng Tư, chúng tôi xuôi về Ðá Bạc. Gọi nơi đây là cảnh tiên ở Cà Mau cũng không hề quá. Ðơn giản là hòn Ðá Bạc đẹp thơ mộng, địa thế lại gần bờ, với những ngọn đồi đá kỳ thú, ngoạn mục nhô lên khỏi mặt biển xanh ngắt, sóng vỗ rì rào quanh năm. Người xa về Cà Mau lần đầu, hay cả những người ở tại Cà Mau nữa, chỉ cần nhắc tới hòn Ðá Bạc đều chộn rộn cảm xúc khó tả, thôi thúc và lưu luyến.

Dấu ấn Trường Sa với Nhà Tưởng niệm Bác Hồ

Được đi công tác đến các điểm đảo, nhà giàn ở Trường Sa là vinh dự của nhiều người làm báo trong cả nước, bởi không mấy khi được đến nơi đầu sóng ngọn gió ấy, để ghi nhận những thay đổi của Trường Sa.