ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 20:21:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mưu sinh từ nghề chài

Báo Cà Mau (CMO) Sống ở vùng sông nước, nông dân Trần Văn Thời từ xa xưa đã biết làm ra nhiều ngư cụ như đáy, lờ, lọp, chài... để đánh bắt thuỷ sản phục vụ cuộc sống. Trải qua năm tháng, nghề chài truyền thống vẫn còn theo chân không ít người dân trong hành trình mưu sinh.

Đến nay, anh Bùi Văn Thưng (39 tuổi, ngụ ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc) đã có gần nửa cuộc đời lênh đênh trên sông nước với cái chài. Gia đình chỉ có vài công đất làm vuông nên không đủ để lo toan cuộc sống. Khi đứa con trai lớn mới lên 3 tuổi, vợ chồng anh đã chọn nghề chài làm kế sinh nhai cho đến bây giờ.

Hằng ngày, anh Út Xiếu rong ruổi khắp các kinh, rạch để chài lưới mưu sinh.

Mưu sinh vạn nẻo

Từ vùng ngọt, vùng mặn trong huyện cho đến các cửa biển Sông Đốc, Cái Đôi Vàm hay huyện Cái Nước, nơi nào anh Thưng cũng đặt chân đến. Bữa nào may mắn, gặp trời êm, gió lặng thì thu hoạch được mười mấy, hai chục ký cá tôm các loại; còn "trời không thương" thì chỉ được vài ba ký, đủ chi phí xăng dầu.

Lênh đênh trên các kinh rạch, cửa biển để bắt cá tôm với thời gian dài nên dân chài thường mang theo cơm để dùng bữa. Bữa ăn của họ cũng hết sức đạm bạc. Cực nhọc, vất vả là vậy, nhưng đối với dân chài, nghề này cũng đem lại cho họ nhiều niềm vui. Như đối với anh Thưng, nghề chài giúp gia đình anh có được cơm ăn, áo mặc. So với đặt lú thì nghề chài thu hoạch được nhiều cá, tôm hơn. Làm nghề chài không sợ lỗ, lại thoải mái, tự do, không lệ thuộc ai.

“Những tháng cá tôm ít hay lúc bị bệnh phải ở nhà, cảm thấy buồn lắm. Gắn bó với nghề chài mười mấy năm rồi nên cũng thành thói quen. Vào mùa, có khi thu nhập 6-7 triệu đồng/tháng. Vợ chồng tôi không cân cho bạn hàng mà chịu khó ngồi chợ bán lẻ nên thu nhập cũng khá", anh Thưng bộc bạch.

Với anh Huỳnh Út Xiếu (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc), nghề chài tuy cực nhọc, dãi nắng dầm mưa nhưng giúp anh có điều kiện cho con cái học hành. Mỗi ngày vợ chồng cùng thức dậy, cùng đi đánh bắt, vợ chạy máy, chèo xuồng, chồng thì quăng, kéo chài. Vợ chồng cùng làm, vậy mà vui. Nhờ đó mà tình cảm càng thêm gắn bó, gia đình êm ấm.

Niềm vui nhất đối với dân chài còn là mỗi khi đánh bắt được nhiều cá tôm. Anh Thưng tâm sự: “Lúc nào kéo chài lên dính nhiều tôm cá là thấy ham lắm. Muốn chài hoài, quên đi cả mệt nhọc”.

Chia sẻ nguồn sống

Tuy đến với nghề chài lưới chưa được bao lâu nhưng anh Ngô Văn Mãi (ấp Công Nghiệp A, xã Khánh Hưng) quyết định sẽ gắn bó với nghề này lâu dài. Từng làm bốc vác suốt 6 năm trời cho các công ty chế biến thuỷ sản ở Sông Đốc nhưng thu nhập bấp bênh, bởi vậy theo anh Mãi, nghề chài có cực nhưng thu nhập cũng đủ lo cuộc sống gia đình. Và cái được nữa là rất tự do.
Nghề chài thường dành cho những ai nghèo khó hoặc ít đất canh tác, bởi vậy, những người làm nghề thường hỗ trợ nhau. Anh Út Xiếu chia sẻ: “Chuyện tranh giành địa điểm đánh bắt là không bao giờ có. Sống nhờ thiên nhiên, con nước nên dân chài luôn biết phải chia sẻ miếng cơm manh áo với nhau”.

Kết thúc một ngày chài kéo, ngồi chợ bán sản phẩm, cũng là lúc trời đã nhá nhem. Trên gương mặt của những người mưu sinh bằng nghề này như anh Thưng, anh Út Xiếu, anh Mãi lại ánh lên niềm vui, nụ cười rạng rỡ khi cầm trên tay vài trăm ngàn đồng. Ngày mai họ lại tiếp tục cuộc mưu sinh bên những chiếc xuồng, với những vòng chài và niềm hy vọng thu được nhiều tôm cá.

Ngọc Minh

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật

Sáng nay (24/9), tại Khách sạn Ánh Nguyệt, Doanh nghiệp xã hội Đời Rất Đẹp (DRD) phối hợp với Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức Lễ trao vốn sinh kế cho 50 người khuyết tật thuộc Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.