ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:02:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Năm Căn: Một chặng đường bứt phá

Báo Cà Mau Thực hiện Nghị định của Chính phủ về việc chia tách huyện Năm Căn thành huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, ngày 1/1/2004, huyện Năm Căn được thành lập và đi vào hoạt động. Trong 20 năm qua, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Năm Căn đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn, thử thách, đưa kinh tế - xã hội phát triển ngày càng ổn định.

Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt cùng Đoàn công tác Chính phủ do đồng chí Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dẫn đầu khảo sát bờ kè chống sạt lở ở Khóm 1, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn.

Phát huy tiềm năng, lợi thế

Huyện Năm Căn có diện tích tự nhiên 49.085 ha, trong đó có 25.677 ha nuôi thuỷ sản; tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán gần 40%. Cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt và môi trường nước mặn quanh năm, rất thuận lợi cho nghề nuôi thuỷ sản.

Thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh của huyện trên 650 ha, tôm quảng canh cải tiến 14.000 ha, rừng - tôm trên 8.000 ha, tôm sinh thái gần 7.000 ha, còn lại là quảng canh truyền thống. Năm 2023, tổng sản lượng thuỷ sản ước 41.900 tấn, đạt trên 100% chỉ tiêu nghị quyết năm.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Năm Căn quan tâm xây dựng vùng nuôi tôm có chứng nhận. (Trong ảnh: Công đoạn chế biến tôm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Năm Căn).

Ông Ngô Minh Hiển, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Năm Căn, cho biết, đồng hành cùng địa phương, những năm qua, công ty quan tâm phát triển vùng nuôi tôm có chứng nhận sinh thái, chứng nhận ASC và tôm - rừng. Hiện tại, đơn vị luôn đứng đầu doanh thu về tỷ trọng tôm được chứng nhận, phù hợp với yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường rừng, phù hợp với những tiêu chí khách hàng nước ngoài ưa chuộng.

Xác định đầu tư kết cấu hạ tầng là khâu đột phá quan trọng, huyện tăng cường vận động các nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu về giao thông, hệ thống lưới điện quốc gia, thuỷ lợi, nước sạch, trụ sở làm việc của các cơ quan, trường học, trạm y tế, các thiết chế văn hoá từ huyện đến cơ sở. Ðặc biệt, 100% xã có đường ô tô về đến trung tâm, xây dựng trên 560 km lộ nông thôn, tổng vốn đầu tư khoảng 448 tỷ đồng; có 4/7 xã đạt chuẩn NTM, tổng vốn huy động xây dựng NTM từ năm 2021 đến nay trên 1.615 tỷ đồng.

Ðến nay, toàn huyện có trên 200 doanh nghiệp, 18 hợp tác xã, 55 tổ hợp tác. Kinh tế phát triển, người dân, doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Ông Lê Thanh Tùng, cán bộ hưu trí (Khóm 7, thị trấn Năm Căn), phấn khởi: “Từ khi Nhà nước đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh nối liền đến Ðất Mũi đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển. Bên cạnh đó, địa phương tập trung quy hoạch thị trấn Năm Căn, từng bước xây dựng thị trấn xanh - sạch - đẹp. Kết hợp các tuyến đường huyết mạch, huyện xây dựng hệ thống giao thông nông thôn rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế”.

Hệ thống giao thông kết nối từ Cà Mau về Ðất Mũi đi qua huyện Năm Căn đã tạo điều kiện cho huyện phát triển.

Ðời sống xã hội chuyển biến tích cực

Hiện nay, toàn huyện có 26/30 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 86,66%, trong đó có 2 trường đạt chuẩn mức độ 2. Các xã, thị trấn đều đạt tiêu chí quốc gia về y tế, tỷ lệ giường bệnh toàn huyện đạt 38,24 gường/vạn dân, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2004. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 94%; trên 88% hộ gia đình và 74% ấp, khóm đạt chuẩn văn hoá.

Trong 20 năm, huyện vận động quỹ Ðền ơn đáp nghĩa đã xây dựng và sửa chữa trên 400 căn nhà nghĩa, trị giá trên 11,78 tỷ đồng. Bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho khoảng 2.500 lao động. Thu nhập bình quân đầu người đạt 57,2 triệu đồng/năm. Ước đến cuối năm 2023, toàn huyện còn 239 hộ nghèo, chiếm 1,52% và 386 hộ cận nghèo, chiếm 2,4%, giảm trên 1 ngàn hộ nghèo và gần 350 hộ cận nghèo so với năm 2004. Ðặc biệt, huyện không còn hộ gia đình chính sách nghèo.

“Nhờ những chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho huyện phát triển vượt bậc, nhất là về cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm; người dân được hưởng nhiều công trình phúc lợi xã hội, từ đó rất tin tưởng sự lãnh đạo của Ðảng, quản lý điều hành của Nhà nước”, ông Nguyễn Thanh Hùng, Khóm 3, thị trấn Năm Căn, khẳng định.

Công tác xây dựng Ðảng luôn được quan tâm, chú trọng, đến nay toàn huyện có 50 tổ chức cơ sở đảng (13 đảng bộ và 37 chi bộ cơ sở), với tổng số 2.890 đảng viên, tăng 1.652 đảng viên so với năm 2004. Bên cạnh đó, việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo chủ đề hằng năm được Ðảng bộ huyện thực hiện nghiêm túc, có sự đổi mới về phương thức triển khai. Ðội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp luôn nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, nói đi đôi với làm, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; tích cực hướng dẫn, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến trong học tập và làm theo Bác đề nghị các cấp tuyên dương, khen thưởng.

Đồng chí Lượng Trọng Quyền, Bí thư Huyện uỷ Năm Căn, thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Huôi, ấp Chống Mỹ B, xã Hàm Rồng (nhân chuyến làm việc với BCH Đảng bộ xã vào tháng 9/2023).

Ðể thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết XII Ðảng bộ đề ra, phấn đấu xây dựng huyện Năm Căn phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới, đồng chí Lượng Trọng Quyền, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Năm Căn, cho biết, Ðảng bộ và Nhân dân trong huyện nỗ lực tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành; đồng thời, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của huyện; tập trung tháo gỡ những khó khăn, nhất là những "điểm nghẽn" về sản xuất, cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển, nguồn nhân lực.

“Phát huy tốt hơn nữa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của Nhân dân và đồng hành của doanh nghiệp, sớm đưa huyện Năm Căn phát triển nhanh, toàn diện và bền vững trong thời gian tới”, đồng chí Lượng Trọng Quyền nhấn mạnh./.

 

Văn Tưởng

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.