(CMO) Năm Căn là huyện có hệ thống sông rạch dày đặc, cùng với tập quán sống ven sông của người dân nên nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở rất cao.
Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện có 48 điểm sạt lở đất, tổng chiều dài khoảng 1.227,6 m, sâu từ mép bờ kinh vào trong từ 2-20 m. Sạt lở làm ảnh hưởng và thiệt hại 32 căn nhà, 3,3 ha đất nuôi thuỷ sản, 707 m lộ nông thôn và các công trình khác, ước tổng thiệt hại trên 3 tỷ đồng. Lốc xoáy cũng làm tốc mái, hư hỏng 43 căn nhà, tổng thiệt hại gần 500 triệu đồng.
Đáng chú ý nhất là tại ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Đông, tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng. Hiện sạt lở tại tuyến rừng phòng hộ xung yếu ven biển diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng, tốc độ 50 m/năm, có những vị trí sạt lở lên tới 70 m/năm. 70 hộ đang có nhu cầu di dời đến chỗ ở mới, nhưng việc di dời là một vấn đề nan giải bởi hầu hết những hộ dân này có hoàn cảnh khó khăn… Trước khi có những giải pháp căn cơ về tái định cư, chính quyền địa phương nên vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh thiệt hại do mưa lớn và triều cường, sạt lở gây ra./.
![]() |
Hiện trường vụ sạt lở tại ấp Xóm Lớn Ngoài, xã Hàng Vịnh. |
![]() |
Nhà anh Trần Văn Nhớ, ấp Trại Lưới B, xã Lâm Hải bị ảnh hưởng sạt lở. |
![]() |
Những căn nhà tái định cư tại ấp Bỏ Hủ phập phồng lo di dời. |
![]() |
Tình trạng sạt lở ngày càng diễn ra nghiêm trọng. |
![]() |
Một số hộ dân ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Đông cần được di dời vào nơi an toàn. |
![]() |
Bà Lâm Thị Ngọc Giàu, người dân ấp Bỏ Hủ, cho biết, đã có 4 hộ di dời khỏi nơi bị sạt lở. Bà chỉ về hướng sóng đánh ăn sâu vào đất liền làm mất bờ bao rừng phòng hộ. |
![]() |
Dù bị sạt lở nghiêm trọng, người dân vẫn bám đất để mưu sinh. |
Vũ Trân