ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 07:38:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nan giải bài toán giải phóng mặt bằng

Báo Cà Mau Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) là yếu tố quan trọng, quyết định, thu hút vốn đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công; góp phần đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người dân, giảm thiểu tình trạng khiếu nại, tố cáo... Tuy nhiên, đây là việc làm không hề dễ dàng trong thực tế.

Công tác quản lý, sử dụng đất ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo; việc lấn chiếm đất công, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, sang nhượng đất không theo đúng quy định của pháp luật còn thường xuyên xảy ra; việc tranh chấp đất, tranh chấp ranh đất; giá nhà, công trình, vật kiến trúc và cây trồng, vật nuôi để áp dụng bồi thường, hỗ trợ đối với các dự án còn thấp; giá đất ở một số dự án còn thấp so với giá trị người dân nhận chuyển nhượng; thiếu đơn vị tư vấn... là những khó khăn phổ biến nhất thường gặp khi tiến hành công tác bồi thường, GPMB.

Khó từ khâu định giá

Xác định giá đất, nhà ở, công trình, vật kiến trúc và cây trồng, vật nuôi là khâu vô cùng quan trọng quyết định tiến độ GPMB. Tuy nhiên, trên thực tế công việc này đang gặp không ít khó khăn tồn tại, đặc biệt là công tác điều tra, khảo sát giá đất phổ biến trên thị trường để phục vụ công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh.

Nhiều khu vực đất nông nghiệp nằm len lỏi trong khu dân cư hoặc trong địa giới hành chính phường, thị trấn, từ đó phát sinh nhiều khó khăn trong quá trình xác định giá để phục vụ công tác bồi thường, GPMB. Do giá đất nông nghiệp ở những khu vực này khi khảo sát chuyển nhượng thực tế trên thị trường có giá trị tương đương với giá đất ở, nên việc xác định giá đất nông nghiệp cho phù hợp còn gặp nhiều khó khăn.

Hẻm Siêu Rẻ là một trong những hẻm tự phát, đa phần còn là đất nông nghiệp nằm trên đường Nguyên Trãi, Khóm 6, Phường 9, TP Cà Mau.

Ngoài ra, một số loại đất, khu vực không có thông tin về giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc nơi có giao dịch nhưng thông tin giá đất, độ tin cậy không cao (người dân thường kê khai giá chuyển nhượng thấp hơn giá thực tế để giảm thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất). Mặt khác, trong quá trình thực hiện xác định giá đất cụ thể gặp khó khăn đối với những thửa đất nông nghiệp tiếp giáp đường giao thông có chiều ngang nhỏ (khoảng 2-5 m) kéo dài, càng đi vào trong thì kích thước càng lớn, nếu tính toàn bộ thửa tiếp giáp đường giao thông thì bất hợp lý, do đó phải thu thập thông tin xác định thêm đơn giá này.

Hiện trạng đất phức tạp, trong khi đơn vị tư vấn có chức năng định giá lại ít. Theo ông Trịnh Văn Lên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay số lượng đơn vị tư vấn có chức năng định giá đất cụ thể tham gia thực hiện xác định giá đất trên địa bàn tỉnh rất ít. Thời gian qua đã liên hệ nhiều đơn vị nhưng chỉ có 1-2 đơn vị tham gia. Từ đó, việc xác định giá đất, nhà ở và cây trồng, vật nuôi... gặp khó khăn.

Hiện chưa có giá bồi thường, hỗ trợ di dời cây cảnh, cá chim, cá tai tượng, cá nuôi... không có đơn giá để tính bồi thường, gây khó khăn trong công tác tính bồi thường, hỗ trợ. Do đó, khi thực hiện công tác bồi thường, GPMB phải mất thêm thời gian do phải xin chủ trương riêng cho từng dự án, đây là nguyên nhân chính dẫn đến phát sinh tình trạng người dân yêu cầu, khiếu nại kéo dài... Ðơn cử như Dự án Khu B, khu đô thị cửa ngõ Ðông Bắc, TP Cà Mau.

Phát sinh yêu cầu, khiếu nại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công các công trình dự án. Ông Trần Hải Âu, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông tỉnh, cho biết: “Hiện nay dự án tuyến U Minh - Khánh Hội còn khoảng 6 km và 6 cầu chưa được bàn giao mặt bằng. Ngoài ra, các đoạn khác đã giao mặt bằng nhưng vẫn còn đứt quãng, chúng tôi đang nỗ lực làm theo kiểu xen kẽ”.

Hiện nay, tuyến U Minh - Khánh Hội còn khoảng 6 km, đoạn qua xã Khánh Lâm và Khánh Hội, chưa được bàn giao mặt bằng sạch để thi công.

Nhiều phát sinh ngoài thực tế

Việc xác định giá gặp khó khăn trong thực tế công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng nhiều nơi chưa chặt chẽ, lỏng lẻo. Tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, sang nhượng đất không theo đúng quy định của pháp luật, việc tranh chấp đất, tranh chấp ranh đất, lấn chiếm đất còn xảy ra... đó là những vấn đề phát sinh ngoài thực tế dễ gặp khi triển khai GPMB.

Hay như tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tay, không đúng quy định; sử dụng đất không có giấy tờ pháp lý; nhiều hộ từ nơi khác đến chuyển nhượng nên không biết địa chỉ liên hệ; nhiều hộ không hợp tác trong việc xác định ranh giới thửa đất, không cung cấp giấy tờ có liên quan cho người làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB.

Ngoài ra, một số dự án còn gặp phải tình trạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trùng, cấp sai, không có toạ độ, không có kích thước, hồ sơ lưu không đầy đủ dẫn đến rất khó xác định được vị trí thửa đất. Việc xử lý vấn đề này phải phối hợp cùng nhiều đơn vị, thời gian xử lý theo quy trình, với nhiều loại hồ sơ, thủ tục, như tiến hành xác minh, công khai, niêm yết, huỷ giấy... tốn khá nhiều thời gian và nhân lực. Tình trạng này rơi vào những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước năm 2000 (theo Chỉ thị số 299 của Thủ tướng Chính phủ), tức cấp theo kê khai.

Ðặc biệt, hiện nay tình trạng nhà cất trên đất nông nghiệp, cất tự phát, lấn chiếm... nhưng khi xây dựng không bị cơ quan thẩm quyền lập biên bản ngăn chặn hoặc xử lý, đến khi bị ảnh hưởng dự án chỉ được bồi thường, hỗ trợ tối đa 80%, giá bồi thường thấp dẫn đến khiếu nại kéo dài. Tình trạng này thường rơi vào các dự án ở các khu đô thị có nhiều hẻm tự mở. Cụ thể như hẻm Tèo Trâu (đường Lâm Thành Mậu, Khóm 4, Phường 4, TP Cà Mau), hẻm Siêu Rẻ (đường Nguyễn Trãi, Phường 9, TP Cà Mau)... có hàng chục đến hàng trăm ngôi nhà tự phát, đất nông nghiệp xẻ bán giấy tay manh mún, không đúng quy định...

Ngoài ra, còn nhiều khó khăn trong thực tế mà công tác GPMB thường gặp phải, nhất là liên quan đến việc tái định cư. Người từ nơi khác đến chuyển nhượng đất nên khó xác định địa chỉ liên hệ; nhiều hộ không hợp tác trong việc xác định ranh giới thửa đất, không cung cấp giấy tờ có liên quan cho người làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB... Những khó khăn, hạn chế trên trong công tác quản lý đất đai đã tồn tại trong một thời gian khá dài nhưng chưa được chỉ đạo xử lý triệt để.


Theo kế hoạch vốn trung hạn, trong năm 2025 toàn tỉnh phải giải ngân hơn 7 ngàn tỷ đồng. Với nguồn vốn này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức trong việc giải ngân. Do đó, công tác GPMB là nhiệm vụ quan trọng, cần được tập trung quyết liệt.


 

Nguyễn Phú

 

Diện mạo mới trên những vùng quê mới

Sau khi hợp nhất tỉnh, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Cà Mau (mới) sẽ chính thức bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, với quy mô lớn hơn. Không chỉ mở ra không gian phát triển liên kết vùng mạnh mẽ, việc hợp nhất 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu còn tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương tiếp tục nâng tầm chất lượng NTM, hướng tới mục tiêu xây dựng những vùng quê đáng sống và phát triển bền vững.

Huyện anh hùng hoàn thành sứ mệnh lịch sử

Sau 3/4 thế kỷ hình thành và phát triển, huyện Trần Văn Thời - huyện anh hùng nằm ở phía Tây tỉnh Cà Mau, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của mảnh đất cuối trời Tổ quốc.

Cà Mau có xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Chiều 26/6, UBND TP Cà Mau long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công nhận xã Lý Văn Lâm đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2024.

Bừng sáng nông thôn mới vùng cực Nam

Những ngày này, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ngọc Hiển hân hoan đón trái ngọt của hành trình nỗ lực vượt khó xây dựng nông thôn mới (NTM), khi 6/6 xã của huyện đã được công nhận đạt chuẩn, trong đó có 1 xã vươn lên đạt chuẩn NTM nâng cao. Càng ý nghĩa hơn khi thành quả này đến ngay trước thời điểm huyện Ngọc Hiển sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện vào ngày 1/7 tới đây, tạo nền tảng cho các đơn vị cấp xã sau sắp xếp phát triển vững chắc ở giai đoạn lịch sử mới.

Tuổi cao gương sáng

Trong hành trình giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, người cao tuổi luôn đóng vai trò quan trọng, là cây cao bóng cả, tấm gương sáng cho lớp trẻ noi theo. Trong cộng đồng người Khmer ở Cà Mau có nhiều tấm gương sáng người cao tuổi. Ông Danh Xem, ở Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, là điển hình.

Lễ công bố Quyết định công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 12/6, UBND huyện Năm Căn tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chí Phan Hoàng Vũ, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh đến dự.

Ðất Mũi về đích xã nông thôn mới

Xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển), vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc, có cuộc chuyển mình đầy ấn tượng trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Ðến nay, xã Ðất Mũi đã đạt 19/19 tiêu chí NTM, diện mạo trên đà khởi sắc.

Tam Giang hiện thực hoá nông thôn mới

“Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã mang lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây, diện mạo nông thôn khởi sắc, kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển, mạnh giàu. Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1033/QÐ-UBND, ngày 29/5/2025, công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn NTM năm 2024", ông Lê Văn Suốt, Bí thư Ðảng uỷ xã Tam Giang, phấn khởi chia sẻ.

Khởi sắc nhờ sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước

Sự quan tâm, chăm lo của Ðảng và Nhà nước, cộng với ý thức tự lực của người dân, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện U Minh ngày càng phát triển, diện mạo nông thôn thêm khởi sắc.

TP Cà Mau - Dấu ấn chặng đường bứt phá

“Chặng đường 10 năm (2015-2025) là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, toàn diện của TP Cà Mau, để lại nhiều dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực. Thành tựu đạt được là kết quả từ sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố”, ông Trần Hồng Quân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Cà Mau, chia sẻ.