ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 04:40:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nan giải bài toán rác đô thị

Báo Cà Mau (CMO) Cuối năm 2012, thị trấn Năm Căn được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV. Từ đó, xây dựng và chỉnh trang đô thị được quan tâm đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện. Năm Căn đã khẳng định được vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện.

Song, hình thành từ vùng sông nước, kênh rạch đan xen, quá trình phát triển đô thị ở Năm Căn gặp không ít khó khăn trong việc quản lý đất công, trật tự xây dựng đô thị. Quy hoạch hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, tiến độ thực hiện còn chậm. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân còn hạn chế. Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được cải thiện... đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn.

Những ao hồ đang bị “bức tử”

Hiện trên địa bàn thị trấn có 15 ao hồ tự nhiên, nằm trong các khu dân cư, thuộc 4 khóm (1, 4, 6, 7), tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt và thông ra sông qua đường cống. Song, quá trình phát triển dân cư, các ao hồ này bị lấn chiếm ngày một thu hẹp và việc vứt rác thải bừa bãi của người dân đã cản trở dòng nước lưu thông.

Nhất là ao thuộc địa bàn Khóm 4, phía sau dãy phố trung tâm thị trấn. Do người dân cặm cọc lấn chiếm cất nhà nhưng thị trấn không cho phép, nay các cọc trơ trơ dưới ao vướng víu rác thải sinh hoạt, làm chậm dòng chảy và nguồn nước bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, đường thoát nước của ao phía sau UBND huyện (thuộc Khóm 1) bị dân cư cất nhà lấn chiếm toàn bộ, xung quanh toàn là… rác.

Ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ở Khóm 4.

Ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ở khu vực Khóm 1, thị trấn Năm Căn.

Theo Phó chủ tịch UBND thị trấn Năm Căn Nguyễn Triều Ấm, thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, cũng như kiểm tra các khu dân cư gần ao hồ được thị trấn quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, rất khó phát hiện xử lý vi phạm, bởi người dân không trực tiếp ném rác xuống ao mà khoét lỗ sàn nhà rồi tuôn rác xuống cho trôi ra ao. Không ít trường hợp bị phát hiện thì họ lại có lý do chống chế vì khu vực đó không có nhân viên thu gom rác.

“Một phần là do người dân thiếu ý thức giữ gìn môi trường, nhưng nhìn chung việc thu gom rác thải sinh hoạt chưa triệt để, nhiều vị trí tập kết rác chưa hợp lý. Vậy nên, rác thải bị vứt bừa bãi ra lòng đường, vỉa hè, xuống các cống thoát nước…, gây ô nhiễm môi trường. Thực trạng này địa phương đã kiến nghị đến UBND huyện nhưng đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm”, ông Nguyễn Triều Ấm cho biết.

Ông Lê Văn Xem, người dân Khóm 4, bộc bạch: “Tôi ở đầu ngoài, nên rác thải sinh hoạt của gia đình vô bọc buộc kín để trước cửa nhà là có nhân viên môi trường đến thu gom. Còn những hộ phía trong, do đường nhỏ, xe không vào được nên không có nhân viên đến gom rác. Nhưng tôi không thấy họ ném rác xuống ao mà sao rác ở đâu cứ lều bều dưới ao, những lúc nắng bốc mùi khó chịu”.

Cần giải pháp lâu dài

Tình trạng ô nhiễm ở những ao hồ, hàng năm thị trấn phải tổ chức nhiều đợt thu gom rác, trong khi nguồn kinh phí được trên hỗ trợ cho công tác này không nhiều. Không chỉ ô nhiễm rác thải, nước thải sinh hoạt, vấn đề nước thải của các hộ kinh doanh, trại sản xuất giống, nuôi tôm công nghiệp… cũng chưa được quan tâm xử lý, góp phần làm cho ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sản xuất của Nhân dân trên địa bàn.

Thị trấn đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, như triển khai các quy định về bảo vệ môi trường đến các ban, ngành, đoàn thể và các khóm để tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện. Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình chấp hành pháp luật về môi trường, cho cam kết giữ vệ sinh môi trường. Hướng dẫn các hộ nuôi tôm công nghiệp đảm bảo môi trường đúng theo quy định..., song người dẫn vẫn chưa ý thức tự giác.

Theo ông Nguyễn Triều Ấm, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường huyện cần có văn bản chỉ đạo và phối hợp đồng bộ. Thường xuyên hơn với địa phương về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, chấn chỉnh việc thu gom rác thải, không để ứ đọng qua đêm và bổ sung thêm thùng chứa rác thải tại các khu vực công cộng. Ðồng thời, tăng thêm nguồn sự nghiệp môi trường để địa phương thực hiện đồng loạt vệ sinh nơi các ao hồ và nạo vét các cống thoát nước.

“Song, về lâu dài huyện cần xem xét việc tổ chức đấu giá bán các ao hồ cho các doanh nghiệp có điều kiện san lấp mặt bằng để phát triển khu dân cư mới, trong đó ưu tiên dân cư đang sinh sống xung quanh. Ðịa phương sẽ có được nguồn chi cho bảo vệ môi trường và nâng cấp đô thị”, ông Nguyễn Triều Ấm đề xuất./.

 

Mỹ Pha

Liên kết hữu ích

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.