ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 06:01:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Báo Cà Mau Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, thời gian qua, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, thời gian qua, đời sống của  đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

Với nhiều nguồn vốn hỗ trợ của địa phương và Trung ương trong việc phát triển đời sống cho đồng bào dân tộc, các địa phương đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án để tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách nói chung và hộ đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Thoát nghèo không khó

 Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau Triệu Quang Lợi cho biết: “Chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh đặc biệt quan tâm. Thông qua các chính sách như: Chương trình 135; chính sách giao đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm; chính sách định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư... đã giúp đời sống của người dân đồng bào dân tộc thiểu số phát triển ngày càng ổn định. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số 19,11% năm 2014, năm 2015 giảm gần 3%”.

Nhờ có chính sách hỗ trợ, anh Trần Văn Đen, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi vươn lên làm giàu, trở thành gương sáng trong đồng bào dân tộc Khmer.

Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp người dân trong đồng bào dân tộc thiểu số từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Năm 2015, nguồn vốn Trung ương phân bổ cho tỉnh Cà Mau 5,4 tỷ đồng, trong đó thực hiện dự án phát triển sản xuất cho 11 xã đặc biệt khó khăn 3,3 tỷ đồng và 42 ấp đặc biệt khó khăn 2,1 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2015, UBND các huyện đã chỉ đạo các xã được thụ hưởng chính sách triển khai thực hiện theo điều kiện thực tế của từng địa phương và giải ngân các nguồn vốn trên mười tỷ đồng. Từ nguồn vốn hỗ trợ này, cộng với sự quyết tâm vươn lên giúp người dân đồng bào dân tộc có cuộc sống ổn định hơn. Xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi là một trong những địa phương triển khai khá hiệu quả công tác này và đang từng bước thay đổi diện mạo một trong những xã có đông đồng bào dân tộc nhất của tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Tùng Huỳnh Minh Lạc phấn khởi: "Những năm qua, nhờ có các chính sách hỗ trợ của tỉnh, Trung ương đã giúp người dân đồng bào dân tộc thiểu số của xã phát triển kinh tế. Họ được hỗ trợ về nhiều mặt như: vốn sản xuất, chỗ ở ổn định, tạo việc làm cũng như các chính sách về bảo hiểm, giáo dục... qua đó, nhiều hộ không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên làm giàu. Hiện tỷ lệ hộ khá, giàu trong đồng bào dân tộc Khmer của xã chiếm hơn 30%”.

Để làm được điều này, xã vận dụng linh hoạt và hiệu quả các chương trình hỗ trợ. Đặc biệt, để giúp người dân tộc không có đất ở, đất sản xuất làm kinh tế, xã đã sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương để mua đất, quy hoạch đưa các hộ này vào ở và thành lập các tổ hợp tác sản xuất. Thông qua việc cho vay vốn, tập huấn kiến thức, kỹ thuật về chăn nuôi, đào tạo nghề... đã kích thích được ý chí phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người dân đồng bào dân tộc trong xã.

Anh Trần Văn Đen là một trong những tấm gương điển hình về sự vươn lên làm giàu trong đồng bào dân tộc Khmer của xã. Không chỉ có thu nhập cao, thông qua việc kết hợp nhiều mô hình sản xuất, anh còn tích cực tham gia giúp các hộ nghèo trong đồng bào dân tộc khác cùng phát triển. Anh Đen cho biết: “Nhờ học hỏi kinh nghiệm mà những năm qua, các mô hình nuôi tôm, cua, cá cũng như trồng rau màu trên đất nuôi tôm của gia đình phát huy hiệu quả. Mỗi năm, trừ chi phí gia đình thu lãi được trên 100 triệu đồng. Tôi nghĩ rằng, nếu bà con trong đồng bào dân tộc chịu khó làm ăn thì sẽ sớm thoát nghèo vì được quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Bản thân tôi cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm để giúp bà con cùng nhau vươn lên có cuộc sống ổn định hơn.

Triển khai nhiều chương trình, dự án

Với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, trong năm qua, UBND tỉnh đã phân bổ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư thực hiện dự án phát triển sản xuất cho các địa phương trong tỉnh 10,8 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện dự án phát triển sản xuất cho 11 xã đặc biệt khó khăn 6,6 tỷ đồng và 42 ấp đặc biệt khó khăn 4,2 tỷ đồng. Thực hiện các nội dung đầu tư theo văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, UBND các huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã, ấp được thụ hưởng chính sách tiến hành rà soát, xét duyệt đối tượng thụ hưởng, lựa chọn mô hình để xây dựng các dự án, phương án hỗ trợ theo điều kiện thực tế của từng vùng và từng địa bàn. Đến nay, đã thực hiện hỗ trợ được 2.047 hộ với tổng nguồn vốn gần 16 tỷ đồng.

Ngoài ra, tỉnh cũng thực hiện hiệu quả dự án hỗ trợ đầu tư hạ tầng. Qua năm năm triển khai thực hiện, tổng nguồn vốn được phân bổ để thực hiện Chương trình 135 trên 70 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách địa phương trên 29 tỷ đồng đầu tư dự án phát triển hạ tầng cho 11 xã thuộc bốn huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh và Đầm Dơi. Ngoài ra, còn lồng ghép với các chương trình, chính sách khác trên cùng địa bàn, kết quả thực hiện được 266 công trình, trong đó duy tu 94 công trình.

Dự án đầu tư hạ tầng thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến thời điểm hiện tại đạt trên 80% kế hoạch đề ra, mang lại hiệu quả thiết thực, cơ bản cải thiện điều kiện cơ sở vật chất trường lớp, lộ giao thông nông thôn, điểm sinh hoạt văn hoá của Nhân dân và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bên cạnh đó, tỉnh còn thực hiện hiệu quả nhiều chương trình, dự án khác. Cụ thể như chính sách hỗ trợ BHYT cho người dân và đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong năm 2015, tỉnh cấp thẻ BHYT cho đối tượng thụ hưởng chính sách được 243.193 người, với tổng số tiền trên 93 tỷ đồng. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số là 10.344 người, với số tiền trên bốn tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, các huyện đã hỗ trợ giải quyết đất ở cho 224 hộ, với tổng nguồn vốn trên 7,3 tỷ đồng.

Ông Triệu Quang Lợi khẳng định: “Ngoài chăm lo đời sống thì hoạt động văn hoá, tinh thần trong đồng bào dân tộc cũng là một trong những nội dung được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm như: văn hoá, thể thao, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, dạy chữ Khmer, xây dựng lò hoả táng...”. Năm 2015, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau được phân bổ vốn theo phân kỳ đầu tư 5.270 triệu đồng để tiếp tục triển khai xây dựng thêm ba salatel tại các xã: Trần Phán, Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi; Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân. Các salatel khi đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Khmer và Nhân dân tại địa phương có được nơi khang trang để thực hiện các nghi lễ truyền thống, tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng vào các dịp lễ, hội, Tết cổ truyền. Đồng thời, salatel còn là địa điểm để đồng bào, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc tổ chức dạy và học chữ dân tộc./.

Bài và ảnh: Ðặng Duẩn

Chung tay vì an cư: Phụ nữ và tuổi trẻ góp sức xóa nhà tạm cho hộ khó khăn

Với tinh thần xung kích vì cộng đồng, tuổi trẻ Vĩnh Lợi đã tích cực chung tay xây dựng nhiều căn nhà mới cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Những công trình đầy nghĩa tình ấy không chỉ mang đến niềm vui và sự ấm áp, mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong phong trào “xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần thiết thực vào hành trình xây dựng quê hương ngày càng khang trang, bền vững.

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Ra quân xây dựng môi trường "Sáng - xanh - sạch - đẹp" tại xã Hồng Dân

Sáng 17/7, UBND xã Hồng Dân tổ chức ra quân phát quang hành lang lộ giới các tuyến đường trên địa bàn xã.

Thủ khoa Đất Mũi và hành trình mang ước mơ gửi vào màu áo lính

Võ Trương Gia Huấn, nam sinh Trường THPT chuyên Bạc Liêu (phường Bạc Liêu) không chỉ là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của tỉnh Cà Mau với tổng điểm 37,5 mà còn đồng thời là thủ khoa khối A00 của tỉnh (Toán 10, Lý 10, Hóa 9,75). Phía sau thành tích đáng nể ấy là câu chuyện đẹp của một chàng trai tự học bền bỉ, sống chân thành, và có ước mơ giản dị: “Phục vụ đất nước trong màu áo Quân nhân”.

Chung tay xoá nhà tạm, tri ân người có công

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những người có công với cách mạng, lực lượng Công an xã An Trạch tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương triển khai chương trình xoá nhà tạm, hỗ trợ tháo dỡ và xây dựng nhà mới cho các gia đình chính sách hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết

Vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2025, các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh ghi nhận số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) gia tăng, đặc biệt là những ca bệnh nặng và có biến chứng nguy hiểm. Thời điểm này lượng mưa nhiều, cùng với điều kiện vệ sinh môi trường ở một số nơi ẩm thấp, tạo điều kiện cho muỗi phát triển mạnh. Ngành y tế cảnh báo dịch bệnh SXH đang diễn biến phức tạp, người dân cần cảnh giác phòng bệnh.

Thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00, quê Cà Mau

Em là Trần Đức Tài, nam sinh quê hương Sông Đốc, tỉnh Cà Mau, xuất sắc trở thành thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00 (Toán – Hóa – Sinh) trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Là học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh, Đức Tài đạt điểm 10/10 ở cả ba môn, với tổng điểm 30 tuyệt đối.

Cà Mau: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2025 trên 99%

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa được công bố vào lúc 8 giờ sáng nay. Năm nay, tỉnh Cà Mau (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,26%, tỉnh Bạc Liêu (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,56%. Tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Cà Mau (mới) đạt 99,37%.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau triển khai thành công kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim

Sáng 16/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận và triển khai thành công kỹ thuật “đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn” từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là một trong những kỹ thuật hiện đại, giúp người dân trong tỉnh được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương, giảm thiểu chi phí và thời gian di chuyển đến các bệnh viện tuyến trung ương.

Thăm hỏi, động viên gia đình hai thiếu niên tử vong do đuối nước

Lãnh đạo xã Trần Văn Thời cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn đuối nước thương tâm khiến hai học sinh thiệt mạng.