ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 15:12:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ hoạt động khai thác IUU

Báo Cà Mau Mặc dù các cấp, các ngành của tỉnh rất nỗ lực trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhưng đến nay vẫn còn tàu cá của tỉnh khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài. Theo thống kê, từ ngày 20/3/2020-7/11/2023, tỉnh đã xác định được 20 tàu cá vi phạm (có 18 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; 2 tàu cá do lực lượng chức năng tỉnh phát hiện, xử lý). Bên cạnh đó, trong năm 2023, tỉnh còn ghi nhận 12 trường hợp tàu cá của tỉnh bị bắt giữ, xử lý, lực lượng chức năng tỉnh đang điều tra, làm rõ.

Kiên quyết xử lý

Ðối với 12 trường hợp tàu cá vi phạm nói trên, qua quá trình làm việc bước đầu, xác định 1 tàu cá đã bán cho người dân thường trú tại tỉnh Kiên Giang từ năm 2022 nhưng chưa thực hiện thủ tục sang tên; 2 tàu cá số đăng ký Bạc Liêu đã sang bán cho người dân thường trú tại tỉnh Cà Mau từ năm 2022, nhưng chưa thực hiện thủ tục sang tên; 1 tàu cá sang bán trong tỉnh nhưng chưa thực hiện thủ tục sang tên; 1 tàu cá đang hoạt động tại vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia (được phép khai thác thuỷ sản chung), bị lực lượng chức năng Campuchia khống chế, bắt đưa về đảo Vai - Campuchia để xử lý, sau đó thả về Việt Nam; 1 tàu cá, chủ tàu khẳng định không bị nước ngoài bắt giữ, hiện tại tàu cá có tín hiệu thiết bị giám sát hành trình hoạt động trong vùng biển Việt Nam và có ra, vào cửa biển dưới sự kiểm soát của lực lượng chức năng; 1 tàu cá do làm ăn thua lỗ, khai thác kém hiệu quả nên đầu năm 2023 đến nay neo đậu tại bến nhà, lực lượng chức năng tỉnh đã kiểm tra thông số kỹ thuật thực tế tàu CM-91441-TS đang neo đậu trùng khớp với hồ sơ do Chi cục Thuỷ sản Cà Mau cấp phép. Còn lại 5 tàu (2 tàu không rõ số hiệu và tàu TG-92384-TS do người có đăng ký thường trú ở Cà Mau quản lý, điều hành, sử dụng; tàu CM-9532-TS qua rà soát, xác minh trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện tàu cá mang bản số đăng ký này; tàu KNF 7106 hiện tại chưa xác định được nguồn gốc ở Việt Nam hay nước ngoài), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đang phối hợp xác minh, điều tra.

Cùng với đó, trong khoảng thời gian từ ngày 20/3/2020-7/11/2023, lực lượng chức năng tỉnh phát hiện, xử phạt 782 vụ vi phạm về khai thác hải sản với số tiền trên 26,8 tỷ đồng. Trong đó, vi phạm về khai thác IUU 436 vụ/hơn 22,5 tỷ đồng (vi phạm về thiết bị giám sát hành trình 86 vụ/trên 5,3 tỷ đồng); 100% vụ việc vi phạm được xử lý và cập nhật vào hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản. Ngoài ra, hiện nay lực lượng chức năng đang điều tra, xử lý một số trường hợp tàu cá che giấu, gửi thiết bị giám sát hành trình; triệt xoá đường dây tội phạm liên quan đến mua bán người, cưỡng bức lao động trên tàu cá dưới hình thức “cò ngư phủ”, theo đó đã giải cứu 4 nạn nhân, khởi tố vụ án hình sự.

“Công tác xử phạt các hành vi vi phạm IUU được tăng cường, tạo sự chuyển biến, răn đe trong cộng đồng”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhận định.

Lực lượng chấp pháp trên biển của tỉnh luôn túc trực tuần tra, giám sát các hoạt động khai thác hải sản trên biển đảm bảo đúng quy định. (Ảnh: Tàu tuần tra Biên phòng Cà Mau hiện diện tại khu vực cụm đảo Hòn Chuối).

Vẫn còn nhiều khó khăn

Ông Triều cho biết, Cà Mau có 254 km bờ biển từ Ðông sang Tây, hơn 80 cửa sông, rạch lớn, nhỏ thông ra biển; trong đó nhiều cửa sông, rạch không có lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra, vào. Từ đặc điểm tự nhiên này, một số tàu cá trốn tránh được sự kiểm soát của lực lượng chức năng khi đưa tàu cá ra biển hoạt động. Trên thực tế, ngoài 10 trạm kiểm soát biên phòng hiện có trên địa bàn, tỉnh thành lập thêm 9 chốt kiểm tra, kiểm soát lưu động tại các cửa biển không có trạm kiểm soát nhưng vẫn chưa đảm bảo kiểm soát được tình hình. Cùng với đó, chủ tàu, thuyền trưởng mặc dù đã được tuyên truyền, buộc cam kết, nhưng vì lợi ích kinh tế trước mắt vẫn cố tình vi phạm và tìm cách che giấu thông tin khi bị lực lượng nước ngoài bắt giữ, xử lý. Việc sang bán tàu cá không khai báo, không thực hiện thủ tục đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền, nhất là sang bán ra ngoài tỉnh, dẫn đến công tác quản lý, điều tra, xác minh đối với các hành vi vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Công tác xác minh, chứng minh để xử lý, xử phạt tàu cá khai thác hải sản trái phép vùng biển nước ngoài vô cùng khó khăn do không có văn bản, bản án chính thức từ nước bắt giữ; tình trạng tự ý móc nối với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước không khai báo để chuộc tàu cá và thuyền viên khi bị bắt về nước, không thông qua đường ngoại giao ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó, một số chủ tàu đồng thời là thuyền trưởng vẫn đang bị giam giữ tại nước ngoài, tàu cá cũng bị tịch thu nên lực lượng chức năng tại địa phương chưa thể làm việc được với chủ tàu để tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

Thực tế, có trường hợp thực hiện hành vi tháo, không duy trì thiết bị giám sát hành trình (VMS) bị phát hiện và đã bị xử phạt lần thứ nhất (đã chấp hành quyết định xử phạt). Thực hiện công tác quản lý, cơ quan chức năng yêu cầu cam kết trong 10 ngày phải đưa tàu cá vào bờ để lắp đặt thiết bị VMS, nhưng đối tượng cố tình không đưa tàu cá vào, chấp nhận bị phạt lần thứ hai, thứ ba... Tuy nhiên, quy định biện pháp khắc phục hậu quả khi thực hiện hành vi tháo, không duy trì thiết bị VMS lại không có. Hiện chưa có cơ sở xác định được nguyên nhân thiết bị giám sát hành trình mất tín hiệu kết nối và cơ sở pháp lý để xử phạt đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình không đạt yêu cầu kỹ thuật chưa chặt chẽ. Bởi, tại khoản 1, Ðiều 20, Nghị định số 42/2019/NÐ-CP, ngày 16/5/2019, của Chính phủ, quy định, xử phạt chủ thể vi phạm hành chính là “chủ tàu”, tuy nhiên điểm e nằm trong Khoản 1 lại quy định hành vi “cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định” xử phạt đơn vị cung cấp thiết bị VMS (chủ tàu không phải là tổ chức, cá nhân cung cấp (bán) thiết bị VMS).


Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo tỉnh về IUU đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác chống lUU trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến tháng 4/2024, đây là thời điểm EC sẽ sang thanh tra thực tế lần thứ 5. Theo đó, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật về thuỷ sản; tập trung triển khai các quy định về phòng, chống khai thác IUU; ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ hoạt động khai thác IUU của tổ chức, cá nhân trên các vùng biển của tỉnh; chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân tỉnh Cà Mau khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài; góp phần tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC, thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, khu vực và hội nhập quốc tế. Cụ thể, từ đây đến tháng 4/2024, tỉnh tiến hành kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại các trạm kiểm soát biên phòng; kiểm soát và nắm được nguyên nhân đối với tàu cá nằm bờ, tàu cá mất kết nối, tàu vượt ranh giới, tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU; xử lý nghiêm, triệt để theo quy định tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thuỷ sản. Ðiều tra, xử phạt 100% trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài...


 

Trần Nguyên

 

Tàu “3 không” cần trợ lực

Là địa phương có số lượng tàu đánh bắt thuỷ hải sản lớn nhất của tỉnh, nhằm chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho đợt thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC), thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, chỉ đạo cả hệ thống chính trị phối hợp với cơ quan chuyên môn tháo gỡ khó khăn, triển khai cao điểm các biện pháp đồng bộ chống khai thác IUU. Tuy nhiên, hiện nay địa phương đang gặp khó khăn với loại hình tàu cá “3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác). Nhiều phương tiện hiện gặp khó trong khâu đăng ký, đăng kiểm, đang cần được hỗ trợ.

Tăng cường tái tạo nguồn lợi thuỷ sản

Nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, UBND TP Cà Mau chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với các xã, phường trên địa bàn tổ chức thả cá giống tái tạo NLTS năm 2024.

Kiên quyết ngăn chặn tàu vi phạm vùng biển nước ngoài

Thời gian qua, xã Khánh Hội, huyện U Minh, thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiên quyết ngăn chặn tình trạng tàu cá ngư dân trên địa bàn khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài (VBNN). Trong đó, đẩy mạnh số hoá từng phương tiện thuộc nhóm nguy cơ cao; thực hiện hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá, kể cả tàu cá “3 không”, tàu hết hạn đăng kiểm, hết hạn giấy phép. Ðồng thời, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm hình sự, vi phạm hành chính liên quan đến IUU, góp phần gỡ cảnh báo thẻ vàng của EC.

Nguồn lợi thuỷ sản được khôi phục

Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 10 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định về nghiêm cấm sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ và ngành nghề khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ, hải sản; các ngành, các cấp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi tập trung nhiều biện pháp, đạt kết quả tích cực.

Chống khai thác IUU từ sự đồng thuận của ngư dân

Thị trấn biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, đang tập trung quyết liệt cho các đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Ông Nguyễn Văn Giang, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, khẳng định: “Công tác chống khai thác IUU phải được làm từ sớm, từ bờ và cần sự đồng thuận của ngư dân. Kiên quyết phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, tổ chức ký cam kết không vi phạm khai thác IUU”.

Cả hệ thống chính trị thực hiện Chỉ thị 17

Ðến nay, các huyện, TP Cà Mau và đơn vị có liên quan đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Chỉ thị 17), về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 15/11/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác NLTS có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn tỉnh. Qua đó cho thấy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong triển khai, thực hiện chủ trương này.

Lan toả phong trào bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thuỷ sản

“Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả tích cực ban đầu, tạo thành phong trào và nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, trách nhiệm toàn dân trong chống khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đánh giá qua thời gian thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17-CT/TU, ngày 26/2/2024, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền mạnh, quản lý chặt

Thiếu tá Nguyễn Văn Lượm, Ðồn trưởng Ðồn biên phòng (ÐBP) Khánh Tiến, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, cho biết: “Xác định công tác chống khai thác IUU là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần cùng với địa phương và cả nước từng bước tiến tới gỡ thẻ vàng của EC, thời gian qua, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhất là việc đẩy mạnh tuyên truyền các quy định trong chống khai thác IUU. Ðặc biệt là trong thời gian gần đây, đơn vị còn đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 04, ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển thuỷ sản trái phép”.

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Khai thác đi đôi với bảo tồn

Từ tuyên truyền vận động, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cho đến thành lập tổ quản lý cộng đồng, tổ chức phát động phong trào thi đua ở cả 3 cấp, tiến hành các hoạt động bảo tồn khôi phục nguồn lợi cá đồng... đó là hàng loạt giải pháp đã được triển khai nhằm mục tiêu ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản (KTTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.