ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 01:25:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngành giáo dục cần sự đồng hành của phụ huynh

Báo Cà Mau (CMO) Năm học 2021-2022 tại Cà Mau khởi đầu với đầy khó khăn, thử thách cho toàn ngành giáo dục và phụ huynh, học sinh vì diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Với tâm thế chủ động, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau đã xây dựng 3 phương án để ứng biến linh hoạt căn cứ vào tình hình diễn biến thực tế của dịch bệnh, đảm bảo quyền được học tập, tiến độ chương trình và chất lượng giáo dục cho các bậc học tại địa phương. Theo đó, hình thức học trực tuyến được áp dụng cho nhiều bậc học.

Báo Cà Mau đã có cuộc trao đổi nhanh với TS Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau để làm rõ thêm cách thức tổ chức triển khai hình thức học và góp phần giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của quý phụ huynh, học sinh, giáo viên. Thông điệp được ngành GD&ĐT nhấn mạnh là cần sự đồng hành, sẻ chia và ủng hộ của quý phụ huynh dành cho việc học tập của con em mình trong điều kiện vô cùng khó khăn này.

Lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 tại trường THCS Hàm Rồng (xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn), 1 trong 4 điểm trường được tỉnh chọn thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp. Ảnh: CTV

* Thưa ông, việc triển khai hình thức học trực tuyến được áp dụng với từng cấp học như thế nào trên địa bàn tỉnh Cà Mau?

Ông Nguyễn Minh Luân: Căn cứ phương án được UBND tỉnh phê duyệt, học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 trên địa bàn tỉnh tổ chức các lớp học trực tuyến từ ngày 13/9/2021.

Từ lớp 1 đến lớp 8: Tổ chức lớp học trực tuyến nhằm hướng dẫn học sinh làm quen với phần mềm dạy học, rèn luyện kỹ năng, nội quy, quy định về việc học trực tuyến; tổ chức ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức; chưa tổ chức dạy học chương trình chính khóa năm học 2021-2022.

Từ lớp 9 đến lớp 12: Tổ chức các lớp dạy và học trực tuyến theo chương trình chính khóa, bắt đầu từ ngày 13/9. Trong đó, khối lớp 9 học các môn: Toán, Vật lý, Hóa học (lớp 8 và 9), Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh. Cấp THPT học các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.

Các môn học còn lại của cấp THCS: Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Âm nhạc và Mĩ thuật; cấp THPT: Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Tổ bộ môn thuộc các đơn vị trường học xây dựng bài dạy, giáo án,… theo từng chủ đề với nội dung bài mới trong chương trình, nội dung ôn tập và hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá bằng video, file word,… Hình thức học là thực hiện giao bài học, thu bài làm qua email, zalo, facebook,…; đồng thời, có theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc tham gia học tập của học sinh. Riêng môn nghề phổ thông lớp 11, hướng nghiệp và hoạt động ngoài giờ lên lớp, chỉ thực hiện khi học sinh trở lại học bình thường.

Hình thức học trực tuyến của học sinh rất cần sự đồng hành, sẻ chia và ủng hộ của các bậc phụ huynh. Ảnh: Học sinh trường Tiểu học Lê Quý Đôn (TP Cà Mau) bước vào tuần đầu tiên học trực tuyến, chủ yếu là ôn luyện nội dung kiến thức cũ.

* Việc triển khai hình thức học này vào thời điểm đầu năm học mới có những thuận lợi và khó khăn nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Minh Luân: Về thuận lợi, ngành Giáo dục đã chủ động xây dựng các phương án dạy và học ứng phó với từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh, trong đó có việc dạy trực tuyến và trực tiếp, nên các địa phương và cơ sở giáo dục có sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch thời gian năm học và xây dựng kịch bản ứng phó với diễn biến của dịch bệnh sát với yêu cầu từng thời điểm cụ thể.

Thực hiện tuần lễ cao điểm của ngành giáo dục vận động ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trước khi bước vào năm học mới, các tổ chức, cá nhân có sự đóng góp tích cực về phương tiện học tập, học bổng, sách giáo khoa,... tạo được khí thế phấn khởi, giảm áp lực xã hội trước tình hình dịch bệnh phức tạp ngay những ngày đầu năm học mới.

Các nhà mạng tại địa phương như VNPT và Viettel Cà Mau đã tích cực trong việc cài đặt, tập huấn sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến, cấp tài khoản cho giáo viên, học sinh kịp thời, khá chu đáo.

Một bộ phận phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em, chuẩn bị khá đầy đủ cho việc học, kể cả việc học trực tuyến.

Tuy nhiên, việc triển khai hình thức học trực tuyến cũng đối diện với không ít khó khăn như: đường truyền Internet của các nhà mạng bị quá tải cục bộ một số địa phương, nên gây ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học trực tuyến; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là phần mềm dạy học của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế nên khi tổ chức dạy và học trực tuyến còn bất cập, lúng túng. Ngoài ra, một số em học sinh chưa có điều kiện học trực tuyến như điện thoại thông minh, máy tính có kết nối Internet, phải học nhờ qua phương tiện của bạn học cùng lớp, cho nên việc học của những em này chất lượng cũng bị ảnh hưởng.

* Ngành GD&ĐT có giải pháp gì để tháo gỡ những khó khăn và triển khai hình thức học trực tuyến trên toàn tỉnh?

Ông Nguyễn Minh Luân: Sáng ngày 13/9, buổi học trực tuyến đầu tiên của năm học, sau khi nắm thông tin về đường truyền Internet, Sở GD&ĐT đã làm việc với 2 nhà mạng Viettel và VNPT Cà Mau xử lý, nâng cấp đường truyền để việc dạy và học trực tuyến thuận lợi và hiệu quả hơn trong những ngày tới.

Đối với học sinh chưa đủ điều kiện học trực tuyến, Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các nhà trường rà soát kỹ, có biện pháp hỗ trợ các em học tập theo hướng giáo viên giao bài tận nhà các em, tập hợp những em gần nhau thành nhóm nhỏ, giáo viên sẽ giao bài và trực tiếp hướng dẫn các em học tập.

Sở GD&ĐT tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành có liên quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương và các cơ sở giáo dục. Phối hợp với Tỉnh đoàn để triển khai chương trình tiếp sức học sinh học trực tuyến tại nhà, như: hướng dẫn học sinh truy cập, hướng dẫn học bài và hỗ trợ phương tiện học tập theo nhóm học sinh ở từng địa bàn nhỏ, lẻ.

* Thông điệp mà ngành GD&ĐT Cà Mau gởi đến phụ huynh, học sinh, giáo viên vào thời điểm này là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Minh Luân: Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có thể còn kéo dài, các em hãy tự tin vượt qua chính mình, tích cực, chủ động tiếp cận hình thức dạy và học mới, tiên tiến đó là học tập trực tuyến, góp phần hình thành kỹ năng tự học và học tập suốt đời. Quý phụ huynh tin tưởng, đồng hành với con em, giúp các con vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học mới.

* Xin cảm ơn ông!

Phạm Quốc Rin thực hiện

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.

Ðảm bảo chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024-2025, ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), cho biết, toàn ngành sẽ tập trung quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong mọi hoạt động giáo dục: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể - thầy cô giáo làm động lực - nhà trường làm bệ đỡ - gia đình làm điểm tựa - xã hội làm nền tảng".