ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 5-5-25 22:08:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngành giáo dục loay hoay những bài toán khó

Báo Cà Mau (CMO) Năm học mới cận kề, không khí phấn khởi cũng chẳng thể nào lấn át đi những lo lắng, băn khoăn của các địa phương trước nhiều bài toán hóc búa của ngành giáo dục. Thực tế đang diễn ra tại Cái Nước và Đầm Dơi cho thấy, nếu không có giải pháp đồng bộ, gốc rễ thì những khó khăn của giáo dục vẫn sẽ là rào cản không thể vượt qua.

Thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thiếu kinh phí và cả sự chủ động để duy trì các trường đạt chuẩn; những quy định trên văn bản không sát hợp với điều kiện thực tế… Đứng trước khó khăn, mỗi nơi làm một kiểu và mong chờ một sự đổi thay thực sự.

Từ câu chuyện thừa và thiếu

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cái Nước Nguyễn Minh Phụng cho biết, toàn ngành có 1.630 giáo viên, trong đó có 86 hợp đồng, cán bộ quản lý là 181. Với tình hình nhân lực này, số lượng giáo viên thừa (chủ yếu ở bậc tiểu học và THCS) khoảng 89 người. Trong khi đó, nhân viên tại các trường thiếu khoảng 84 người.

Đặc biệt, bậc học mầm non thiếu cả giáo viên lẫn nhân viên. Nói về thực trạng này, ông Phụng đánh giá, về số lượng, ngành đảm bảo, nhưng về cơ cấu thì chưa đồng bộ. Có môn dư thừa giáo viên, có môn thì rất thiếu.

Một khó khăn khác là việc không quy định biên chế giáo viên Tiếng Anh, Tin học ở bậc tiểu học và áp tỷ lệ 1,2 giáo viên/lớp.

Một phép tính nhanh được ông Phụng nêu ra: “1 trường tiểu học có 10 lớp x 1,2 giáo viên/lớp, tức có 12 giáo viên. Trong đó 10 giáo viên chủ nhiệm, còn lại 2 người sẽ đảm nhiệm 5 môn chuyên gồm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học, Tiếng Anh”, đây là điều gần như không thể. Công văn của UBND tỉnh (số 5477/UBND-NC ngày 17/7/2017) bố trí 1 nhân viên cho các trường gần nhau là chưa đúng quy định. Bình quân sĩ số học sinh bậc THCS của Cái Nước cao hơn chuẩn từ 4-6 em (THCS không quá 45), nếu không thêm lớp thì không cách nào bố trí bàn ngồi cho học sinh vì diện tích lớp cố định 48 m2.

Nguyên nhân thừa - thiếu cục bộ được ông Phụng thông tin: “Trước đây do số lớp, học sinh tăng nên đội ngũ được bổ sung để đảm bảo giảng dạy, còn hiện nay có xu hướng giảm. Ngoài ra, việc ghép lớp, xoá điểm lẻ nên tổng số lớp giảm xuống”.

Giải quyết tình trạng này, phòng GD-ĐT đã điều động giáo viên từ trường thừa sang nơi thiếu, dạy chéo môn hoặc vận động từ giáo viên chuyển sang làm nhân viên. Về vấn đề này, ông Phụng trăn trở: “Thật sự là rất khó và không phải là cách làm có lý, có tình. Bao nhiêu năm trời đào tạo, cống hiến trên bục giảng, đùng một cái chuyển thành nhân viên ai mà chịu”. Đó là chưa kể, nếu chuyển qua làm nhân viên thì các phụ cấp như thâm niên, đứng lớp đều bị cắt hết. Một khi quyền lợi bị ảnh hưởng thì nghĩa vụ rất khó đảm bảo.

Đoàn kiểm tra của HĐND tỉnh kiểm tra cơ sở vật chất tại trường Tiểu học Chà Là, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi.

Ông Võ Lợi, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi thì thông tin: “Ngành đã rất nỗ lực để sắp xếp bộ phận giáo viên dôi dư, đến nay tương đối ổn. Thực tế cả giáo viên, nhân viên ngành còn thiếu khoảng 140 người. Một trường mầm non mà không có bộ phận nấu ăn, bảo vệ hay y tế là rất không ổn”.

Theo ông Nguyễn Đức Tiến, Phó trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh: “Tinh gọn biên chế giáo dục là chủ trương lớn, được thực tế chứng minh sự đúng đắn, nhưng nếu làm không bài bản, đồng bộ và không có sự đối chiếu, điều chỉnh sát hợp thực tế thì rất dễ tạo ra những hệ luỵ không hay”. Theo ông Tiến, ngay cả việc xoá điểm lẻ, ghép lớp, nếu làm ồ ạt dễ dẫn đến tình trạng quá tải, kéo theo tỷ lệ học sinh bỏ học tăng vọt.

Gian nan vì danh hiệu trường chuẩn

Trường THCS Tân Hưng đã đạt chuẩn năm 2010. Thầy Lê Tấn Hải, Hiệu trưởng nhà trường, giọng rầu rầu: “Hè này, trường dự trù kinh phí sửa chữa tầm… 3 tỷ đồng. Mà nghe lãnh đạo nói tỉnh rót về cho cả huyện kinh phí có… 4 tỷ”. Vị hiệu trưởng cũng thú thật: “Trường này sửa hết nổi rồi, chỉ có cách là xây lại hết mà thôi”.

Trường THCS Tân Hưng, Cái Nước hầu như không thể sửa chữa, nâng cấp lại được.

Cơ sở vật chất xuống cấp, bàn ghế cũng không đảm bảo, cho nên khi được hỏi bây giờ trường mình còn đạt chuẩn không, thầy Hải trả lời rất nhanh: “Lọt là cái chắc”.

Cái Nước có 58 trường học, 24 trường đạt chuẩn thì có tới 13 trường được công nhận trước năm 2012. Hầu hết các trường này đều trong tình trạng xuống cấp (có nơi rất nghiêm trọng) và nếu có kiểm định, đánh giá thì chắc chắn là rớt chuẩn.

Ngay tại trung tâm huyện, nhưng cơ sở vật chất trường Tiểu học 1 thị trấn Cái Nước trong tình trạng báo động. Thầy Trần Văn Hùng, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin: “Có dãy phòng học xây từ năm 1984, bàn ghế sử dụng cũng hàng chục năm. Trường công nhận đạt chuẩn từ 2007, nhưng bây giờ đã không còn đủ chuẩn cơ sở vật chất”.

Khảo sát thực tế các trường, chính Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải phải đặt ra câu hỏi rất hóc búa: “Vậy theo các thầy, Cái Nước nên ưu tiên xây dựng trường đạt chuẩn mới hay dùng kinh phí để giữ vững chuẩn của các trường?”. Đại diện ngành giáo dục Cái Nước, ông Phụng thú thật: “Cái nào cũng muốn, nhưng nên tập trung để giữ chuẩn cho các trường đã đạt”.

Bởi một lẽ, nếu cứ công nhận, dồn vốn cho các trường mới, thì phần đã công nhận đang trong tình cảnh “lay lắt” như hiện nay sẽ "đồng loạt rớt chuẩn". Theo tính toán, để duy trì cơ sở vật chất cho 24 trường đã đạt chuẩn giữ được danh hiệu thì cần hơn 30 tỷ đồng. So sánh với số tiền 4 tỷ mà tỉnh rót cho công tác sửa chữa chuẩn bị năm học mới thì quả thật là “muối bỏ biển”.

Huyện Đầm Dơi hiện có 32/72 trường được công nhận đạt chuẩn, trong đó có 16 trường đến thời gian công nhận lại. Số tiền đầu tư, sửa chữa để đảm bảo chuẩn khoảng 12 tỷ đồng. Ông Võ Lợi cho biết: “Nhu cầu thực tế để sửa chữa lớn, với kinh phí tỉnh hỗ trợ 5 tỷ đồng cho năm học mới thì chưa đảm bảo. Hầu hết các trường đều gặp khó khăn về tiêu chí cơ sở vật chất do thời gian xây dựng, sử dụng lâu”.

Tại trường Tiểu học và Mầm non Chà Là, Trần Phán, các thầy cô đều rất lo lắng vì nếu thẩm định, công nhận lại sẽ chắc chắn “lọt chuẩn”. Thầy Ngô Văn Huy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Chà Là (đạt chuẩn năm 2010), đề xuất: “Sân trường mùa nước lên ngập hết, thiếu phòng chức năng để dạy Tin học, ngoại ngữ. Theo quy định thì tiêu chí này trường sẽ không đạt”.

Cô Trần Bích Chi, Hiệu trưởng trường Mầm non Chà Là (đạt chuẩn năm 2011), mong muốn: “Chuẩn cơ sở vật chất bây giờ trường không thể đảm bảo, tại các điểm lẻ, điều kiện học sinh còn khó khăn lắm”.

Ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, đề xuất: “Nên có kế hoạch đào tạo ngắn hạn số giáo viên dôi dư để sử dụng. Việc sắp xếp giáo viên hợp lý là hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục”.
Ông Trần Ngọc Diệp, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: “Ngoài nguyên nhân khách quan, ý thức sử dụng, bảo quản và chủ động sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất của từng đơn vị trường học là hết sức quan trọng. Nếu cứ trông chờ, thụ động thì không có nguồn kinh phí nào đáp ứng nổi”.
Bà Ngô Ngọc Khuê, trưởng đoàn Giám sát của Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND tỉnh: “Chúng tôi muốn lắng nghe những ý kiến từ chính các trường có nguy cơ rớt chuẩn. Thực tế, cơ sở vật chất là nỗi lo chung của các trường đến thời điểm công nhận lại”

Phạm Nguyên

Cô Ðặng Thị Mộng Nhi – “Ðoá sen” giữa vùng đất khó

Vùng đất Ngọc Hiển xa xôi, nơi hành trình tìm con chữ còn nhiều gian nan, cô Ðặng Thị Mộng Nhi như đoá hoa sen toả ngát hương thơm, mang tri thức đến bao thế hệ học trò. Không chỉ là giáo viên dạy tốt, cô Nhi còn là người mẹ thứ hai, bạn đồng hành, truyền lửa đam mê, chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời còn nhiều thiếu thốn.

Liên đội trưởng Cháu ngoan Bác Hồ

Em Nguyễn Phương Nhã, học sinh Lớp 5A, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một trong những tấm gương tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Ðội.

Trường THPT Tắc Vân đoạt giải Nhất Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách "Bản hùng ca đất nước"

Chiều nay (26/4), Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách kỷ niệm 50 năm đại thắng mùa xuân năm 1975 (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau. Liên hoan do Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.

Khởi công nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Chiều 25/4, UBND huyện Thới Bình long trọng tổ chức Lễ khởi công đầu tư xây dựng Trường THCS - THPT Tân Bằng đạt chuẩn Quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành giáo dục địa phương.

Giáo dục Cà Mau trưởng thành từ gian khó

Những năm đầu sau giải phóng, ngành giáo dục Cà Mau đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: cơ sở vật chất tạm bợ, phòng học tranh tre, giáo cụ gần như không có, sách vở khan hiếm; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp trồng người”, cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, bám trụ với nghề bằng sự kiên trì, tâm huyết và niềm tin vào tương lai con em quê hương.

Wonder English Center Chính Thức Khai Trương tại Cà Mau, Cam Kết Phát Triển Toàn Diện Theo Mô Hình "3 Gốc"

Cà Mau – Ngày 18/04/2025, lúc 9 giờ 30 phút, Trung tâm Anh ngữ Wonder (Wonder English Center) đã long trọng tổ chức Lễ Khai trương tại địa chỉ C3A, Khu Trung tâm Hành chính Chính trị (Nội khu Mường Thanh), Phường 9, TP. Cà Mau. Sự kiện đánh dấu bước chân chính thức của Wonder vào lĩnh vực giáo dục tại địa phương, mang theo tâm huyết kiến tạo một môi trường học tập không chỉ chuyên sâu về ngoại ngữ mà còn hướng đến sự phát triển con người toàn diện.

Nuôi dưỡng tình yêu tri thức qua trang sách

Nhằm khơi dậy niềm say mê đọc sách và tạo điều kiện để học sinh tiểu học được tiếp cận tri thức từ sớm, ngành giáo dục huyện Cái Nước đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá thư viện học đường. Những tủ sách thân thiện, với số lượng đầu sách phong phú, sinh động, không chỉ mang lại niềm vui trong học tập mà còn mở ra thế giới tưởng tượng kỳ diệu, nuôi dưỡng tình yêu tri thức trong tâm hồn trẻ nhỏ.

1.230 thí sinh tham gia thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh

Sáng 20/4, tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2024-2025.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ phát động Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần IV

Sáng nay (19/4), Lễ phát động Ngày Sách và văn hoá đọc Việt Nam lần thứ IV - 2025 diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.