ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 02:12:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngành Tài chính cải cách toàn diện thủ tục hành chính

Báo Cà Mau (CMO) 2 năm liên tiếp, Sở Tài chính đứng đầu các sở, ban, ngành về chỉ số cải cách hành chính (CCHC), là năm thứ 7 (từ năm 2016-2022) nằm trong tốp 3 về xếp hạng chỉ số CCHC của tỉnh. Kết quả này ghi nhận nỗ lực của các phòng, đơn vị thuộc sở trong thực thi nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại cơ quan, đơn vị.

Ông Ðoàn Quốc Khởi, Giám đốc Sở Tài chính, chia sẻ: “Kết quả trên không chỉ riêng nỗ lực của ngành tài chính mà là sự chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, nghiêm túc của UBND tỉnh; sự phối hợp của các ngành, đơn vị, địa phương trong việc giải quyết các thủ tục liên quan, tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về thủ tục trên lĩnh vực tài chính”.

Là đơn vị đặc thù, kiểm soát thu, chi ngân sách của tỉnh, những năm qua, Sở Tài chính luôn chú trọng công tác tham mưu trong điều hành, đúng kỷ cương, nguyên tắc tài chính, đảm bảo nguồn kinh phí cho các cơ quan, đơn vị hoạt động. Sở ban hành hàng loạt các văn bản CCHC, tạo cơ sở để các phòng, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Với tổng số 37 thủ tục cấp tỉnh (trong đó 34 thủ tục đồng bộ Cổng Dịch vụ công quốc gia và 3 TTHC đặc thù), Sở Tài chính mạnh dạn cắt giảm từ 30-50% thời gian giải quyết các TTHC, nhất là các thủ tục liên quan lĩnh vực đầu tư.

Công chức Sở Tài chính tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau.

“Có những thủ tục thời gian thực hiện 30 ngày nhưng cắt giảm chỉ còn 20 ngày. Từ đó, tạo khá nhiều áp lực cho công chức và một số đơn vị liên quan. Cùng với đó, việc tiếp nhận và trả kết quả phải trước hạn nên công việc càng nặng nề hơn”, ông Ðoàn Quốc Khởi cho biết.

Tuy nhiên, thực hiện tốt phương châm "từng công chức, viên chức luôn đặt mình vào vị trí của người dân, doanh nghiệp khi giải quyết TTHC để thấu hiểu, chia sẻ và nỗ lực làm tốt hơn công việc của mình", những năm qua, Sở Tài chính luôn hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Tính riêng trong năm 2022, tiếp nhận tổng số 1.206 hồ sơ, đơn vị đã giải quyết sớm hơn hoặc đúng thời gian quy định, không có hồ sơ trễ hẹn.

Là 1 trong 4 phòng chuyên môn của Sở, Phòng Tài chính đầu tư có nhiệm vụ giúp việc Giám đốc sở thực hiện và hướng dẫn các cơ quan trên địa bàn tỉnh quản lý vốn đầu tư công hàng năm cho đầu tư xây dựng. Ðây cũng là một trong những đơn vị áp lực nhất của sở. Bởi chỉ với 2 bộ TTHC: Thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản sử dụng vốn sự nghiệp và Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công, hồ sơ phòng tiếp nhận chiếm khoảng 75% tổng số hồ sơ tiếp nhận của cả đơn vị.

Ông Bùi Hùng Liệt, Trưởng phòng Tài chính đầu tư, đánh giá: “Tính trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, phòng đã tiếp nhận tổng số 983 hồ sơ. Trong đó, giải quyết sớm và đúng hẹn 950 hồ sơ, còn lại đều trong hạn xử lý. Việc cắt giảm các thủ tục đầu tư đã tạo thuận lợi để các chủ đầu tư thực hiện tốt công tác quyết toán dự án, công trình hoàn thành, góp phần giảm đáng kể số lượng công trình, dự án tồn đọng trên địa bàn tỉnh”.

Với nhiệm vụ tài chính quan trọng và nặng nề, công chức đơn vị thời gian qua đã rất vất vả để hoàn thành nhiệm vụ được giao. “Khi nhận được nhiệm vụ của UBND tỉnh, nhất là những văn bản điều hành có thời hạn là chỉ đạo ngay một phó giám đốc cùng với trưởng phòng phải hoàn thành sớm; phân quyền cho Ban Giám đốc điều hành các phòng từng mảng công việc, chịu trách nhiệm nếu thực hiện không đúng thời gian. Do đó, từng lúc áp lực công việc anh em rất lớn", ông Ðoàn Quốc Khởi bày tỏ.

 Khối lượng công việc lớn, đội ngũ công chức Sở Tài chính chịu nhiều áp lực.

Với khối lượng công việc lớn, đội ngũ công chức ngành tài chính phải thường xuyên làm việc cả ban đêm (có khi 21-22 giờ mới được về), nhất là thời điểm điều chỉnh dự toán, xây dựng dự toán, thẩm tra quyết toán, những công việc chỉ đạo đột xuất của UBND tỉnh liên quan đến tài chính ngân sách. Từng công chức phải thông thạo, nắm chặt văn bản nguồn để đối chiếu văn bản, giải quyết đúng nguyên tắc kỷ cương tài chính. Từ đó, tham mưu UBND tỉnh trong điều hành đảm bảo đúng quy định, chặt chẽ, kịp thời.

Theo đề án, Sở Tài chính được 61 biên chế và 2 hợp đồng lao động nhưng hiện tại chỉ có 52 người. Với 4 phòng chuyên môn: Quản lý ngân sách; Tài chính đầu tư; Tài chính doanh nghiệp và Tin học thống kê; Quản lý giá và công sản, nhìn chung phòng nào cũng áp lực công việc rất lớn.

Sở Tài chính không còn ký trên văn bản giấy mà ký số toàn bộ. Sở tạo điều kiện cho công chức học tập, nâng cao trình độ, năng lực. Hiện, gần 70% công chức đạt trình độ thạc sĩ trên các lĩnh vực.

Với những kết quả đạt được, mục tiêu trọng tâm sắp tới ngành tài chính sẽ tiếp tục giữ ổn định về mặt tổ chức. Ðồng thời, hướng tới đề xuất Sở Nội vụ tổ chức thi tuyển đủ biên chế được giao để giảm áp lực cho đội ngũ công chức trong nhiệm vụ chuyên môn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ.

"Chúng tôi kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác CCHC. Cải cách ngay từ nội bộ, không hô hào khẩu hiệu chung chung, nói đi đôi với làm, tập trung chấn chỉnh về thái độ, trách nhiệm phục vụ của công chức. Kịp thời phối hợp giải quyết vướng mắc phát sinh, nhất là trong lĩnh vực tài chính đầu tư, để tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Sở Tài chính trong sạch, vững mạnh", ông Ðoàn Quốc Khởi quyết tâm./.

 

Hồng Nhung - Phương Du

 

Xây dựng nền tảng tài chính cho tương lai

Việc sở hữu kiến thức về tài chính là kỹ năng hữu ích, yếu tố quyết định đến sự thành công trong cuộc sống. Ðể thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho cộng đồng, vai trò của ngân hàng trong việc thực hiện sứ mệnh giáo dục tài chính (GDTC) trở nên vô cùng quan trọng. Bằng cách cung cấp kiến thức, sản phẩm, dịch vụ phù hợp, ngân hàng không chỉ giúp cá nhân và doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả, mà còn góp phần xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

Tín dụng chính sách - Ðồng hành phát triển kinh tế

Ông Trần Phương Nam, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cái Nước, cho biết, nhằm triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, NHCSXH huyện luôn phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương; các phòng, ban, ngành và các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác. Từ đó, đã tác động tích cực đến nhận thức của cấp uỷ, chính quyền. Cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc trách nhiệm hơn, nâng cao chất lượng tín dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn...

Tránh lịch sử tín dụng xấu trên CIC

Lịch sử tín dụng tích cực không chỉ là chìa khoá mở cửa cho các cơ hội tài chính, mà còn là nền tảng để xây dựng mối quan hệ tin cậy với các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, một trong những rủi ro lớn nhất đối với lịch sử tín dụng là sự xuất hiện của nợ xấu.

Cảnh giác với thiết bị đọc trộm tại cây ATM

Phương thức đánh cắp dữ liệu thẻ ATM ngày càng phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về phương thức cài đặt thiết bị đọc trộm dữ liệu (skimming) tại các cây ATM, cũng như khuyến cáo cách thức để người dùng tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp thông tin.

Giải pháp linh động giúp đẩy lùi tín dụng đen

Ðể có hướng mở, giúp người có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, người có nhu cầu vay vốn làm ăn, kể cả người tuổi hưu có nhu cầu về tài chính được tiếp cận vốn vay mà không phải ràng buộc về tài sản thế chấp, ngành bưu điện đã phối hợp với một số ngân hàng và tổ chức, cho vay vốn với nhiều ưu đãi.

Quy định mới, ngăn chặn “ép” mua bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn tồn tại một số vấn đề như: tình trạng “ép” khách hàng mua bảo hiểm qua kênh ngân hàng, tư vấn sai lệch thông tin, chi trả bồi thường không sòng phẳng... Ðể giải quyết những vấn đề này, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định mới nhằm nâng chất ngành bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Ðảm bảo thanh toán an toàn, thông suốt dịp Tết

Những ngày cận Tết, nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành công điện về việc đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng dịp tết Giáp Thìn 2024.

Core banking - Trái tim của ngân hàng

Trong thời đại bùng nổ công nghệ và hội nhập quốc tế như hiện nay, các ngân hàng không ngừng hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Một trong những giải pháp quan trọng nhất trong quá trình hiện đại hoá này chính là công nghệ phần mềm lõi (core banking).

Tăng kênh giao dịch, tránh nghẽn ATM dịp Tết

Tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn ATM những ngày cuối năm (âm lịch) thường xảy ra do nhu cầu giao dịch tiền mặt tăng cao, trong khi số lượng ATM không đủ đáp ứng. Ðể giải quyết vấn đề này, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng kênh giao dịch đa phương tiện.

Thu - chi ngân sách năm 2024 - Ðảm bảo tiết kiệm, hiệu quả

Ðể kịp thời thu đúng, thu đủ ngân sách Nhà nước (NSNN), ngành thuế chủ động xây dựng phân bổ dự toán NSNN năm 2024. Theo đó, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN cho các địa phương và tình hình thực tiễn tại tỉnh, HÐND tỉnh đã ra nghị quyết thông qua dự toán ngân sách tỉnh năm 2024 là 5.336 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 5.230 tỷ đồng, tăng trên 500 tỷ đồng so với năm 2023.