ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-12-24 18:28:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngày hội nhiều ý nghĩa

Báo Cà Mau Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc diễn ra hằng năm vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11), được MTTQ các cấp phối hợp với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương tổ chức tại các khu dân cư (KDC) nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; đồng thời tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó tình làng nghĩa xóm trong toàn thể Nhân dân. Phóng viên Báo Cà Mau phỏng vấn bà Võ Thị Ngọc Hân, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, về công tác chuẩn bị và định hướng tổ chức Ngày hội ÐÐK năm nay.

- Ngày hội ÐÐK toàn dân tộc có vai trò, ý nghĩa như thế nào, thưa bà?

Bà Võ Thị Ngọc Hân: Sau gần 20 năm triển khai và phối hợp tổ chức Ngày hội ÐÐK toàn dân tộc, đã cho thấy sự tác động nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cổ vũ, động viên tinh thần Nhân dân. Ngày hội ÐÐK toàn dân tộc ở Cà Mau hằng năm được tổ chức ở 100% địa bàn KDC. Với sự chuẩn bị chu đáo, thiết thực, hình thức phong phú, ngày hội ngày càng trở nên ý nghĩa, giúp thắt chặt tình làng nghĩa xóm và chính quyền địa phương. Hầu hết các KDC đều tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Cùng với đó, tại ngày hội, ban tổ chức tiến hành tổng kết cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, vinh danh những gia đình văn hoá tiêu biểu, tặng quà hộ nghèo, trẻ em hiếu học; liên hoan bữa cơm ÐÐK... Tất cả đã tạo cho ngày hội thật sự trọn vẹn, thiết thực và nhiều ý nghĩa.

Ðược sự quan tâm của Trung ương, đại diện lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quốc hội, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến dự ngày hội ở KDC trên địa bàn tỉnh. Ðồng thời, theo sự chỉ đạo của cấp uỷ đảng, lãnh đạo Tỉnh uỷ, HÐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành các cấp, kể cả đảng viên, đoàn viên, hội viên đều phải tham dự các hoạt động Ngày hội ÐÐK hằng năm ở trụ sở làm việc và ở nơi cư trú, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ Ðảng, Nhà nước với Nhân dân. Thông qua đó, Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ động tham mưu kịp thời cho cấp uỷ đảng lãnh đạo, sự phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên trong việc tăng cường khối ÐÐK toàn dân tộc, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội, đem đến hiệu quả tốt hơn trong công tác Mặt trận ở địa phương.

Các hội, đoàn thể và Nhân dân cùng tham gia trò chơi dân gian trong Ngày hội ÐÐK toàn dân tộc Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển năm 2023.

Các hội, đoàn thể và Nhân dân cùng tham gia trò chơi dân gian trong Ngày hội ÐÐK toàn dân tộc Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển năm 2023.

- Bà có thể chia sẻ một số kết quả nổi bật sau một năm thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững...; trên cơ sở đó tạo niềm tin, động lực, huy động sức mạnh tổng hợp xây dựng khối ÐÐK toàn dân tộc?

Bà Võ Thị Ngọc Hân: Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện 5 nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở ấp, khóm, các KDC đã lồng ghép việc sơ kết thực hiện xây dựng, nhân rộng mô hình. Qua đó, đã biểu dương, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân, gương người tốt việc tốt hoặc có thành tích tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở địa phương.

Thời gian qua, Mặt trận các cấp và Nhân dân đã hưởng ứng tích cực các cuộc vận động, phong trào thi đua do MTTQ Việt Nam tỉnh phát động như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, gắn với thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, các hoạt động vì người nghèo, an sinh xã hội; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng xã hội học tập... gắn với việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cụ thể vào Quy ước hoạt động ở KDC.

Toàn tỉnh có 883/883 ấp, khóm đã xây dựng Quy ước ở cộng đồng dân cư và được phê duyệt, đạt 100%. Nhờ có Quy ước ở cộng đồng dân cư, tình hình phát triển kinh tế sôi nổi, cảnh quan môi trường được sáng - xanh - sạch - đẹp, hoạt động tham gia tố giác tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình... đã từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Ðồng thời, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã hướng dẫn uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp và ban công tác Mặt trận ấp, khóm đăng ký giúp đỡ 827 hộ (gồm 441 hộ nghèo, 277 hộ cận nghèo và 109 hộ đặc biệt khó khăn) đẩy mạnh lao động sản xuất để thoát nghèo bền vững. Ðăng ký 67 ấp, khóm và 10 xã, phường, thị trấn thực hiện không còn hộ nghèo trong năm 2024, nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, gia đình anh Lê Trung Kha, ấp Tân Phú, xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, mạnh dạn thực hiện mô hình đa cây, đa con như: nuôi chồn, nuôi thỏ sinh sản, cây ăn trái, rắn ri tượng, cá nước ngọt... cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, gia đình anh Lê Trung Kha, ấp Tân Phú, xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, mạnh dạn thực hiện mô hình đa cây, đa con như: nuôi chồn, nuôi thỏ sinh sản, cây ăn trái, rắn ri tượng, cá nước ngọt... cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

- Xin bà cho biết về kế hoạch, định hướng tổ chức Ngày hội ÐÐK toàn dân tộc ở KDC năm nay?

Bà Võ Thị Ngọc Hân: Chủ đề ngày hội năm 2024 là “Xây dựng KDC tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội MTTQ Việt Nam các cấp”, từ ngày 1/11 đến hết ngày 18/11/2024, với các nội dung trọng tâm nhằm đánh giá kết quả thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua ở cộng đồng dân cư, thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện năm tới; biểu dương, khen thưởng các hộ gia đình, cá nhân tích cực đóng góp vật chất, tinh thần, ngày công lao động, hoạt động vì người nghèo, an sinh xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng. Thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Mặt trận qua các thời kỳ; động viên các cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu, chia sẻ, giúp đỡ gia đình khó khăn trên địa bàn dân cư. Ðánh giá các hoạt động do cộng đồng triển khai như các công trình được hỗ trợ thực hiện, các mô hình tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Trao tặng nhà ÐÐK cho hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn. Ðộng viên các hộ gia đình treo cờ Tổ quốc trong dịp diễn ra Ngày hội ÐÐK; tích cực tham gia vệ sinh đường làng, ngõ phố, trồng và chăm sóc vườn hoa, cây xanh; chỉnh trang KDC sáng - xanh - sạch - đẹp.

Thông qua tổ chức Ngày hội ÐÐK, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - MTTQ Việt Nam, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận; rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng của cán bộ Mặt trận các cấp; nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cán bộ, mỗi người dân phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết tại địa phương. Từ đó tạo nên nguồn sức mạnh chung, to lớn của cả cộng đồng, tạo động lực mạnh mẽ để sớm thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".

- Xin cảm ơn bà!

 

Loan Phương thực hiện

 

Kiên quyết vững bước trên con đường đã chọn

Ðảng Cộng sản ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là tất yếu khách quan, là sự lựa chọn của lịch sử. Những thành tựu dưới sự lãnh đạo của Ðảng trong hơn 94 năm qua đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng, gần đây trên không gian mạng, các thế lực thù địch không ngừng nêu những quan điểm để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng ta, đòi đa nguyên, đa đảng... Ðó là quan điểm sai trái, thù địch muốn phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cần đấu tranh phản bác để đảm bảo sự lãnh đạo duy nhất của Ðảng ta trên con đường đã lựa chọn.

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại tỉnh Cà Mau

Thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Giải pháp tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại tỉnh Cà Mau trong tình hình mới”, sáng 28/11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học lần 1 với chủ đề “Vai trò của các chủ thể đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại tỉnh Cà Mau”.

Hơn 200 trí thức, văn nghệ sĩ được quán triệt Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Ngày 27/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của can bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, cho hơn 200 đảng viên là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong tỉnh.

Những nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong toàn quốc nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã tích cực triển khai đồng bộ biện pháp tấn công chính trị, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, bước đầu phát huy hiệu quả.

“Chi bộ 4 tốt” - Xây nền nếp mới trong Ðảng

Mô hình “Chi bộ 4 tốt” đã và đang được triển khai rộng khắp, mang lại những kết quả thực chất, tích cực, góp phần nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên trong các cấp uỷ đảng ở Cà Mau. Tại Ðảng bộ xã Khánh An, huyện U Minh,“Chi bộ 4 tốt” đã dần đi vào nền nếp, giúp các cấp uỷ đảng khắc phục những tồn tại, hạn chế; phát huy tối đa vai trò, đóng góp của tổ chức đảng, đảng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Phát động đợt thi đua đặc biệt

Với chủ đề "Ðoàn kết, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội", UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Chủ trương "1+1” - Mở rộng tập hợp thanh niên

Thời gian qua, các cấp bộ đoàn, hội trong tỉnh triển khai thực hiện tốt chủ trương "1+1”. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi cùng anh Nguyễn Hoàng Ðạo, Bí thư Tỉnh đoàn, về ý nghĩa của chủ trương này và kết quả đạt được đến nay.