ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 08:25:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề báo luôn trong tim

Báo Cà Mau (CMO) Nghề báo là một nghề đầy ắp những kỷ niệm khó quên. Mỗi kỷ niệm là sự trải nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc, dệt nên những bức tranh sinh động về chuyện làm nghề. Những người đã, đang sống với nghề báo vẫn luôn tin yêu, tự hào và nhiệt huyết với nghề để góp sức thúc đẩy sự nghiệp báo chí cách mạng phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là binh chủng xung kích trên mặt trận tư tưởng.

Nhà báo Phạm Văn Tri (Bảy Minh) cho rằng, 98 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. So với nhiều tỉnh, thành trong khu vực, báo chí tỉnh nhà không ngừng lớn mạnh với đội ngũ những người làm báo có bước phát triển nhanh chóng, không chỉ về số lượng mà còn chú trọng đến rèn luyện đạo đức lối sống, học tập, nâng cao về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và lý luận chính trị. Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phát huy ưu thế của 4 loại hình báo chí: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử; từng bước đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật; khai thác, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay chính là mâu thuẫn giữa công chúng và báo chí trước sự phát triển mạng lưới thông tin quá rộng, quá nhiều và nhanh chóng. Bây giờ, công chúng được lựa chọn thông tin. Thông tin nào nhanh, thông tin nào tốt, thông tin nào chính xác… thì được đón nhận, nếu không đạt yêu cầu thì sẽ bị bỏ lỡ, báo chí không phát triển được. Do vậy, cần lấy công chúng làm trung tâm trong phát triển báo chí hiện đại, nhưng vẫn phải xác định rõ trách nhiệm hàng đầu là thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuân thủ tôn chỉ, mục đích đã đề ra.

Theo ông, nhà báo bây giờ phải rèn luyện, không ngại phản biện. Chủ trương của Ðảng, Nhà nước đúng thì phát động Nhân dân thực hiện; điều chưa phù hợp thì phải thông tin để Ðảng và Nhà nước uốn nắn, sửa chữa, bổ sung hoặc khắc phục. Có như vậy, báo chí mới thể hiện vai trò xung kích của mình trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng.

“Nghề báo đòi hỏi sự vận động và nhạy bén với thời cuộc, vì vậy báo chí phải đột phá, đi nhanh hơn trong chuyển đổi số”, Nhà báo Phạm Văn Tri nhấn mạnh.

 

Năm nay được xem là năm “bội thu” của Nhà báo Trịnh Hồng Nhi vì cùng lúc nhận được 2 giải thưởng báo chí quốc gia: giải C giải Báo chí quốc gia với tác phẩm “Hành trình chạy đua với tử thần” và giải C giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ nhất với tác phẩm “Ðại biểu dân cử - Cần bắt đúng “mạch đập” Nhân dân - Giải quyết kiến nghị đúng đầu mối, rõ kết quả”. Chị cho đó là niềm vinh dự lớn, cũng là động lực vô cùng to lớn để tiếp tục làm nghề.

14 năm gắn bó, chị đặc biệt yêu thích thể loại báo phát thanh và bây giờ khi chuyển sang viết báo hình, chị tự nhủ dù thể loại nào đi nữa cũng cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

“Là phóng viên của đài, đơn vị đại diện cho tiếng nói của người dân Cà Mau, đối với mình để truyền tải được tiếng nói ấy thì người phóng viên phải nắm bắt được hơi thở, mạch sống của Nhân dân, từ đó phản ánh đúng thực trạng mà Nhân dân mong muốn”, chị Nhi tâm tình. Ðiều đó đã được minh chứng thông qua tác phẩm đoạt giải C Giải Diên Hồng khi đề cập những nội dung về những cán bộ dân cử gần dân, không chỉ là lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân mà còn phải nắm đúng đầu mối, rõ kết quả để trở thành niềm tin động lực của Nhân dân.

Nhà báo Hồng Nhi cho rằng: “Trước tốc độ phát triển thông tin như vũ bão, người làm báo, nhất là thế hệ trẻ cần phải năng động theo kịp thời đại và bắt đúng vấn đề nổi cộm mà Nhân dân đang muốn được biết hơn những vấn đề mang tính lý thuyết. Tôi muốn viết những bài báo mà khi người dân xem, nghe phải đọng lại trong lòng họ chứ không phải để trôi qua vô thức”.

 

Nhà báo Nguyễn Thị Mộng Thường đến với nghề báo là cái duyên, chị luôn quyết tâm sống trọn vẹn với nghề. Mỗi chuyến đi, mỗi bài viết chị xem đó là bài học mà không có trường lớp nào dạy được.

Chị chia sẻ: “Bản thân thật hạnh phúc khi được truyền tải những giá trị từ thực tiễn ấy đến với bạn đọc một cách trung thực, khách quan. Năm nay, được nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí, ngoài ghi nhận sự cống hiến 15 năm với nghề, tôi xem đây là “dưỡng chất” đặc biệt để tăng thêm sức mạnh, bồi dưỡng tâm trí, tiếp tục làm tốt công việc đi - nghĩ - viết”.

“Mảng đề tài xây dựng Ðảng là lĩnh vực rộng, không dễ viết và yêu cầu rất cao, nhưng chị vẫn đảm trách tốt và đã có nhiều tác phẩm đoạt giải báo chí. Chị có bí quyết gì không?” - Nhà báo Mộng Thường vui vẻ: “Tuy khó nhưng cũng là mảng đề tài đầy sức hấp dẫn. Ðể có được đề tài hay tôi phải nghiên cứu, đọc, theo dõi thông tin, nghị quyết chuyên đề… từ đó phát hiện nhiều vấn đề mới, khó, bức thiết đang đặt ra. Trong cách thể hiện, văn phong phải thật mềm, gần gũi, chân thực, chính xác để thu hút độc giả”. Chị cho rằng, xây dựng Ðảng chính là mảng đề tài góp phần rèn giũa bản lĩnh và nâng cao uy tín cho người viết.

 

13 năm theo nghề, với anh, tình yêu nghề đã tăng theo cấp số nhân. Từ những chuyến đi cơ sở, anh cảm và thêm yêu quê hương; càng tự hào hơn khi những bài viết của mình có hiệu ứng và tác dụng xã hội, có giá trị định hướng dư luận xã hội, lan toả trong cộng đồng. Chính điều này đã thôi thúc anh hăng say và sống trọn với nghề.

Và trong suốt ngần ấy thời gian, qua những chuyến đi thực tế, Nhà báo Lâm Phú Hữu cảm thông với những hoàn cảnh bất hạnh, những người yếu thế... Với lợi thế có cơ hội tiếp cận với nhiều nhóm thiện nguyện, nhiều doanh nghiệp, nhiều tổ chức nên anh đã tranh thủ nhiều nguồn hỗ trợ để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, như trường học, cầu, nhà ở cho hộ nghèo, học bổng, xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học... với tổng giá trị hàng tỷ đồng.

“Ðằng sau những công trình ấy là những nụ cười, ánh mắt biết ơn, những cái bắt tay thật chặt của cô chú cao niên nơi bàn giao công trình đã thôi thúc tôi vượt lên khó khăn; tiếp tục hành trình thiện nguyện, kết nối yêu thương đến các vùng quê trong tỉnh”, anh trải lòng.

Với anh,  động lực phấn đấu với nghề đơn giản đó là những tác phẩm báo chí được độc giả tiếp nhận; những ý kiến, kiến nghị được các ngành, địa phương ghi nhận và tiếp thu, có hướng khắc phục. Những địa phương nông thôn mới hiện hữu hàng ngày có những công trình an sinh do mình góp sức phát huy giá trị cao cũng là động lực để anh phấn đấu song hành cùng nhiệm vụ chuyên môn báo chí.

“Những tác phẩm báo chí đoạt các giải thưởng của tỉnh; bộ, ngành Trung ương là động lực rất lớn để trau dồi thêm nghề nghiệp; học hỏi thêm từ đồng nghiệp và bạn bè trong nghề; tăng cường vốn kiến thức làm báo trong thời đại 4.0”, Nhà báo Phú Hữu tâm tình./.

 

Băng Thanh - Lê Tuấn thực hiện

 

Cách viết đơn xin việc chuyên nghiệp

Phát huy hệ thống chính trị cơ sở bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở tuy là cấp thấp nhất, nhưng có vai trò rất quan trọng, gần dân nhất, thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân, là nơi tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước. Vì vậy, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phải thông qua vai trò của hệ thống chính trị cơ sở.

Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Tại huyện U Minh, từ phong trào thanh niên học tập và làm theo lời Bác đã xuất hiện nhiều đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) mạnh dạn khởi nghiệp, sáng tạo, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Thanh niên Trần Minh Thuận, Ấp 8, xã Khánh Hội, là một điển hình.

Trưng bày chuyên đề “Bác Hồ - Bác Tôn” tại huyện Năm Căn

Sáng 20/9, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (tỉnh An Giang), Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Năm Căn tổ chức khai mạc trưng bày, ngoại khoá chuyên đề “Bác Hồ - Bác Tôn" và Tác phẩm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại huyện Năm Căn.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Báo chí và trách nhiệm với Ðảng, với Nhân dân

“Nước lấy dân làm gốc” - đây là tư tưởng quán xuyến, cốt lõi trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời có giá trị lý luận và định hướng thực tiễn cho sự nghiệp cách mạng đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiếp tục kế thừa, phát huy và đúc rút ra vai trò của Nhân dân trong bối cảnh mới: “Tin ở dân, chăm lo cho dân, lấy dân làm gốc là một bài học lớn được rút ra từ chiều sâu lịch sử đất nước ta. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Bác Hồ và Ðảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của Nhân dân, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của công tác dân vận, thường xuyên chăm lo xây dựng và củng cố mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân”.

Nhớ những lời nói tâm đắc của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng tận hiến của mình, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, bài nói vô cùng sâu sắc, nhân văn, mang tầm thời đại về công tác xây dựng Ðảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, nhất là về xây dựng đạo đức người cán bộ, đảng viên, vì lý tưởng cao đẹp của Ðảng.

Ðảng viên cao niên viết tiếp truyền thống cách mạng

Huy hiệu Ðảng là phần thưởng cao quý ghi nhận sự phấn đấu, rèn luyện, góp sức và trưởng thành của những đảng viên với Ðảng, với Tổ quốc, với Nhân dân, thực hiện tốt mọi chức trách nhiệm vụ được giao dù ở cương vị nào.

Thêm tư liệu quý về sự kiện tập kết

Thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, trong số cán bộ, bộ đội, học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc, có khá nhiều gia đình cả nhà cùng đi tập kết, trong đó có gia đình ông Lê Khắc Xương, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay gồm Cà Mau, Bạc Liêu), Uỷ viên Liên Tỉnh uỷ Hậu Giang, Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Bạc Liêu, Trưởng ban Tập kết Quân dân chính Ðảng tỉnh Bạc Liêu.

Nguồn động viên với gia đình chính sách

Thời gian qua, hội cựu chiến binh (CCB) các cấp trong tỉnh đã thể hiện vai trò, trách nhiệm, gương mẫu trong thực hiện và vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, âm mưu "diễn biến hoà bình”, "bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch. Song song đó, các cấp hội còn tích cực tham gia cùng cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp sức cho công tác an sinh xã hội và chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

40 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 10/9, Ban Chỉ đạo 35 của tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2024. Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hồ Trung Việt dự và chỉ đạo hội nghị.