ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 05:53:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề chằm nón lá giữa lòng thành phố

Báo Cà Mau (CMO) Giữa lòng TP Cà Mau nhộn nhịp, tại Khóm 4, Phường 6, nghề chằm nón lá vẫn được lưu giữ hơn 20 năm qua, không chỉ tạo việc làm ổn định cho hàng chục hộ lao động trên địa bàn phường mà còn góp phần lưu giữ nét văn hoá truyền thống lâu đời của dân tộc.

Bà Nguyễn Kim Thoa, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 4, Phường 6, cho biết: “Trên địa bàn phường hiện có 3 hộ là đầu mối nhận hàng về phân lại cho những hộ nhỏ lẻ chằm tính tiền công. Phần đông cư dân trên địa bàn khóm thu nhập không ổn định, một số thất nghiệp, chủ yếu đi làm phụ hồ để sinh sống qua ngày, tiền kiếm được rất bấp bênh và phụ thuộc vào chủ thi công. Do đó, khi rảnh rỗi người dân đến lãnh nón về chằm kiếm thêm thu nhập”.

Là một trong những hộ gắn bó và duy trì nghề chằm nón hơn 20 năm qua, đối với bà Nguyễn Thị Hương (Khóm 4, Phường 6), đây là nghề kinh tế chính của gia đình. Ban đầu, từ người chuyên nhận nón về chằm tính tiền công, cơ duyên may mắn nhờ tính tỉ mỉ và giữ chữ tín trong làm ăn nên bà Hương được xưởng gia công nón lá tại Bạc Liêu liên kết chằm nón lâu dài với số lượng lớn.

Nghề chằm nón lá được bà Hương duy trì hơn 20 năm qua. Đây cũng là nghề chính giúp bà Hương và nhiều hộ lao động bấp bênh có nguồn thu nhập ổn định.

Bà Hương cho biết: “Lúc trước chằm nón cực hơn bây giờ, bởi khâu vận chuyển hết sức khó khăn. Đường lộ chưa thông thoáng, nón được gửi theo đường vận tải, phải chạy ra đầu đường chở từng kiện hàng vào, xong thì phải chở ngược lại để giao. Giờ thì lộ mở rộng, xe tải đến tận cửa nhà. Tuy nhiên, tôi vẫn duy trì thói quen giao nón cho những hộ nhận về nhà làm, bởi họ một phần không biết chạy xe, phần do lớn tuổi”.

Theo đó, các công đoạn chằm nón khá đơn giản. Từ một cái nón lá thô, tuy đã thành hình cơ bản nhưng ở một số chi tiết cần phải gia cố thêm cho chắc.

Vừa nói bà Hương đưa một chiếc nón chưa chằm ra chậm rãi: “Để ra một cái nón lá hoàn chỉnh, đẹp, cứng cáp thì cần xỏ thêm quai nón, chỉnh sửa vành sao cho cân xứng và tròn trịa, sau đó dùng dây gân may để cố định, như vậy nón lá mới bền và sử dụng được lâu dài, không bị bung lá. Cuối cùng là dùng kéo để cắt đi những chỗ thừa”.

Để nón lá đẹp và bền, công đoạn khâu vành nón, các đường may nên chắc tay, đều và khít.

Nói thì chỉ vài dòng, nhưng người làm quen tay, nhanh nhất cũng hơn nửa tiếng mới xong một cái nón thành phẩm. Nghề chằm nón không kén người, nhưng để nón đẹp hơn, khâu may vành cần chắc tay, đường may nên đều và khít, cầm lên cái nón ngắm nghía liền có cảm tình, nhìn vào sẽ biết người làm kỹ tính hay không.

Nghề chằm nón rất dễ, ai cũng có thể làm được, từ đàn ông, đàn bà đến trẻ con, một người lãnh cả nhà cùng làm. Cạnh nhà bà Hương có gia đình 3 thế hệ cùng nhau chằm nón. Số tiền kiếm được từ nghề chằm nón tuy không lớn nhưng vẫn đủ để gia đình có cuộc sống ổn định, nhất là những nhà lao động đông con.

Theo đó, cứ 10 ngày bà Hương chằm và giao 1.300 nón cho xưởng. Riêng những hộ nhận về chằm, bà Hương sẽ xuất tiền mua dây gân và kim, chỉ, cứ một nón thành phẩm hưởng 2.200 đồng. Mỗi tháng từ việc chằm nón bà Hương thu nhập từ 5,5 triệu đồng. Do chỉ quanh quẩn ở nhà chằm nón, nên bà còn mở thêm hàng tạp hoá nhỏ, kiếm thêm tiền điện, nước và chợ. Từ hộ khó khăn, mẹ đơn thân, nhờ vào việc chi tiêu hợp lý bà vẫn có thể tự xây cất nhà khang trang và nuôi con ăn học, vừa tạo được nguồn thu ổn định cho những hộ nhàn rỗi lân cận, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn phường.

Bà Đỗ Thuỳ Ngân, Phó chủ tịch Hội LHPN Phường 6, chia sẻ: “Nghề chằm nón sở dĩ được duy trì và mở rộng bởi người làm không cần xuất vốn lại có thể tự cân chỉnh thời gian hợp lý, không tốn nhiều công sức, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật; tạo được việc làm cho nhiều hộ thất nghiệp, nội trợ, nông nhàn, có con nhỏ. Riêng đối với những hộ có thu nhập thấp, bên cạnh duy trì nghề chính vẫn có thể nhận nón về chằm vào những giờ rảnh rỗi, cả ngày lẫn đêm. Mỗi năm, Hội LHPN Phường 6 phối hợp với các trung tâm dạy nghề mở 2 lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động nông thôn, như may gia công, gia công hoa giả, nữ công gia chánh… Sau khi lớp học kết thúc, nhiều hộ tự mở bán Online, mở cửa hàng riêng, thành lập tổ phụ nữ nấu đám phục vụ lưu động… Cuộc sống dần khấm khá, thậm chí vươn lên làm giàu”./.

 

Yến Nhi

 

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).