ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:05:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề làm cống xổ tôm

Báo Cà Mau (CMO) Làm cống xổ tôm là nghề rất nặng nhọc, đòi hỏi phải có kỹ thuật cao trong khâu thiết kế cũng như đổ cống và vận chuyển cung cấp đến khách hàng. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Ðạt và chị Nguyễn Thị Thuý ở ấp Biện Nhạn, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển, đã nghĩ ra cách làm cống xổ tôm bán chạy nhất vùng.

Cà Mau là là một trong những tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước, trong đó, diện tích nuôi quảng canh truyền thống là rất lớn. Ở vùng Ðầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển…, đa số người dân nuôi tôm phụ thuộc vào con nước thuỷ triều lên xuống. Nước lớn, bà con lấy nước vào vuông; nước ròng thì xổ ra để thu hoạch. Vì vậy tất cả các vuông nuôi thuỷ sản ở vùng này phải đặt cống để thu hoạch tôm, cá.

Chị Nguyễn Thị Thuý ở ấp Biện Nhạn, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Vật liệu làm cống chủ yếu gồm cát, đá, xi-măng, sắt, thép. Ðể làm ra được chiếc cống, chồng tôi đã chế tạo ra cái khuôn bằng sắt, sau đó đan vỉ, ghép khuôn, đổ vách, đáy, tay quay cống...”.

Mô hình làm cống trên phà của vợ chồng anh Nguyễn Văn Ðạt và chị Nguyễn Thị Thuý ở ấp Biện Nhạn, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển.
Là phụ nữ nhưng chị Nguyễn Thị Thuý rất thuần thục với nghề đổ cống, từ khâu trộn hồ, đan vỉ, đổ khuôn cho đến tô cống… chị đều làm rất chuyên nghiệp.

Ở xứ rừng vùng Năm Căn, Ngọc Hiển, đất rộng người thưa nên hầu hết bà con nơi đây thường có diện tích đất nuôi tôm rất lớn, vì vậy cống xổ tôm thường có chiều ngang từ 1-2 m, dài từ 10-20 m và nặng gần 10 tấn. Ðể di chuyển cống đến được các vuông tôm, anh Ðạt nghĩ ra cách đổ cống ngay trên chiếc phà có công suất lớn để dễ dàng vận chuyển đến nơi lắp đặt cho người mua.

Khâu đặt cống cũng rất nặng nhọc và công phu. Ðể đưa cống từ phà tới được vị trí lắp đặt, anh Nguyễn Văn Ðạt, chồng chị Thuý dùng ván bịt hai đầu miệng cống lại, hai bên vách cống anh dùng vài chục thùng phuy buộc vào để cho cống nổi, sau đó nhận chìm phà để đưa cống xuống nước và vận chuyển vào nơi lắp đặt.  

Với khoảng 20 năm trong nghề, vợ chồng anh Ðạt và chị Thuý đã sản xuất, lắp đặt hàng ngàn chiếc cống xổ tôm bán ra thị trường. Hiện nay, giá thành 1 m2 là 2,8 triệu đồng, bao gồm khâu lắp đặt. Mỗi năm, gia đình anh Ðạt thu nhập vài trăm triệu đồng từ nghề làm cống.

Anh Nguyễn Văn Ðạt (người bên phải) có khoảng 20 năm làm cống xổ tôm.
Chiếc cống được buộc chặt bằng những thùng phuy nhựa để làm nổi và vận chuyển được dễ dàng.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Thị trấn cuối trời Nam

Thị trấn Rạch Gốc là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện Ngọc Hiển; là thị trấn ven biển cực Nam Tổ quốc, vị trí cửa ngõ hành lang giao thông thuỷ quốc gia nối thẳng ra biển Ðông, nơi có dự án Cảng biển Hòn Khoai - cảng biển nước sâu lớn nhất khu vực.

Nước ngọt nơi đảo xa

Là đảo tiền tiêu nơi vùng biển Tây Nam Tổ quốc, Hòn Chuối thường hứng chịu thời tiết quanh năm khắc nghiệt do mưa bão và khô hạn. Nếu như đảo Hòn Khoai có nguồn nước ngọt dồi dào từ suối, sử dụng quanh năm thì ở Hòn Chuối nước khan hiếm.

Thành hình cao tốc Cà Mau

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam trục dọc phía Ðông, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau đang bước vào thời điểm tăng tốc, quyết tâm đưa công trình vận hành vào cuối năm nay.

Góc xanh công sở

Trong nhịp sống hiện đại, việc xây dựng văn hoá công sở không chỉ thể hiện qua thái độ làm việc mà còn ở cách tạo dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đưa không gian xanh lên bàn làm việc, bố trí góc xanh thư giãn, tạo điểm nhấn thân thiện nơi công sở.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Đó là chủ đề Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 - Hành trình 100 năm Nghề muối - Đời người, diễn ra từ ngày 6-8/3, do UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức.

Trù phú làng nghề

Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...

Ngôi nhà yêu thương của bệnh nhân nghèo

Trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều phòng thuốc đông y phước thiện tại các chùa Phật giáo, phòng thuốc phước thiện tư nhân. Những năm qua, với phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, tất cả cùng đồng tâm, hiệp trí, trên tinh thần hướng thiện hành đạo, hốt thuốc nam từ thiện cứu người, đem công sức, tài vật làm công quả giúp người, giúp đời.

Thiêng liêng biển đảo phương Nam

Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh vệ quốc, vùng biển và hải đảo phía Nam chịu nhiều đau thương, mất mát, để rồi trở thành chốn linh thiêng để nhắc nhớ về một thời quá khứ hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Thiêng liêng bàn thờ Bác ngày Xuân

Lập bàn thờ Bác ngày Xuân về, Tết đến đã trở thành một nếp quen truyền thống tốt đẹp trong các cơ quan, cộng đồng dân cư ở Cà Mau.

Ngọt ngào cốm Tân Thành

Những ngày cận Tết, các hộ làm cốm ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, luôn đỏ lửa phục vụ nhu cầu thị trường. Tuy chỉ còn hơn 8 hộ gắn bó với nghề truyền thống, nhưng mỗi hộ đều duy trì sản xuất với công thức làm cốm thơm, giòn, độc đáo, góp thêm hương vị cho ngày Tết.