ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 26-11-24 03:40:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Thanh Nhã “Theo cánh hạc bay”

Báo Cà Mau (CMO) Suốt 14 năm dõi theo những cánh hạc để cho ra đời tập ảnh mang dấu ấn cá nhân - không ngoa khi người ta gọi ông là “Nghệ sĩ sếu đầu đỏ”. Không chỉ ghi lại những khoảnh khắc quý giá về một loài chim quý có tên trong Sách Ðỏ, mà còn là thông điệp mạnh mẽ “Hãy cứu lấy đàn sếu hiếm hoi này” mà ông muốn gửi gắm thông qua tập ảnh đầy tâm huyết.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Thanh Nhã.

Nhiều người biết đến ông là nguyên Tổng biên tập báo Kiên Giang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, nhưng ít người biết, ông chính là một tay máy giàu kinh nghiệm, say mê, cần mẫn dõi theo những đàn sếu khi chúng di cư về đất Kiên Giang.

Bắt đầu từ năm 2000, khi những đàn sếu tìm đến kiếm ăn và sinh sống trên những đồng cỏ năn ở Hòn Chông, Rạch Ðùng, núi Sơn Trà, núi Bà Tà, núi Mo So, núi Mây… (các địa điểm này thuộc địa phận TP Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang), được tận mắt chứng kiến sếu say mê đùa giỡn, kiêu hãnh vẫy vùng những vũ điệu bay bổng trên đồng cỏ đã thôi thúc người nghệ sĩ ấy phải làm một cái gì đó để lưu giữ những khoảnh khắc thật quý giá, thật đẹp của loài sếu đầu đỏ.

Lật giở từng trang trong tập ảnh, câu chuyện về sếu hiện lên sinh động từ những đặc điểm nhận dạng, quá trình di cư, sếu ăn, ngủ, chơi đùa, sếu kêu gọi bạn tình… đều được ống kính của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Thanh Nhã bắt trọn. Lồng ghép trong những bức ảnh về sếu là những tư liệu quý, nội dung những buổi hội thảo về bảo vệ đa dạng sinh học ở các khu vực ngập mặn tại Kiên Giang. Những bài đánh giá của các chuyên gia về sếu đều được ông tập hợp để bạn đọc có cái nhìn sâu sắc về loài chim quý hiếm này.

Theo thời gian, cuộc chiến giữa sếu và loài người cũng bắt đầu, dưới góc nhìn của một người làm báo, tập ảnh được ông gửi gắm nhiều bài phân tích mang thông điệp mạnh mẽ, cũng như bày tỏ sự tiếc nuối khi nhiều năm trở lại đây sếu đã không quay trở lại. Sự phát triển của các nhà máy công nghiệp, các hoạt động kinh tế khiến cho các vùng ngập mặn nơi sếu thường hay về sinh sống dần bị thu hẹp. Các khu vực rừng phòng hộ ngày càng giảm đi, các đồng cỏ bàng, cỏ năn, thậm chí đó là nơi được chọn làm dự án bảo tồn sếu cũng dần bị biến mất. “Sếu đầu đỏ là loài có giá trị cao trong bảo tồn đa dạng sinh học. Ðây còn là loài chim quý có nhiều ý nghĩa đối với văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Nếu sếu không về Việt Nam, mất mát này rất lớn”, ông bày tỏ.

Suốt một hành trình dài chắt chiu hơn 100 tấm ảnh về sếu để có được một tập ảnh để đời, trong đó có những bức ảnh đoạt các giải thưởng trong nước và quốc tế, những bức ảnh được đem triển lãm khắp nơi ở đồng bằng sông Cửu Long đã khẳng định được dấu ấn, thương hiệu của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Thanh Nhã trong chặng đường “theo cánh hạc bay”. Dù nay đã về hưu, sức khoẻ không còn cho phép để ông có thể tay xách nách mang đồ nghề, trầm mình trong những đồng cỏ để “canh sếu” , nhưng khi say sưa kể cho những thế hệ tiếp nối như chúng tôi nghe về sếu trên mảnh đất Kiên Giang, đôi mắt ông vẫn sáng, đam mê vẫn còn mãi cháy.

 

Trong quan niệm của người châu Á, sếu là loài chim có ý nghĩa tâm linh thường được đúc đồng, đặt trong các ngôi đền, chùa.

Khoảnh khắc đắt giá khi sếu nô đùa trên đồng cỏ.

Sếu về bãi ngủ.

Sếu khoe dáng trong ánh hoàng hôn.

 

Hữu Nghĩa giới thiệu

 

Vũ Minh Hiển: Sự chắt lọc từ trái tim

Vũ Minh Hiển sinh năm 1981, là nhiếp ảnh gia tự do tại Hà Nội. Mang trong mình niềm đam mê nhiếp ảnh từ thuở thiếu thời, anh quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai để theo đuổi tiếng gọi nghệ thuật.

Dịu dàng cảm xúc

Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1963, công tác tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nghỉ hưu năm 2018, chị tham gia nhiếp ảnh, hiện sinh hoạt tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Nét đẹp Tây Nguyên

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Hữu Hạt sinh năm 1955, tại Ðắk Lắk. Trước đây kinh doanh, khi đến tuổi được nghỉ ngơi, anh mua máy ảnh chụp lưu niệm trong những chuyến du lịch đó đây.

Xê dịch cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Tuấn Anh sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, thành viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện anh công tác tại Công ty Cổ phần bia Tây Âu - Hải Phòng.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Nắng gió Tây Nguyên

Dấn thân sáng tác ảnh nghệ thuật từ năm 2018, trong quá trình rong ruổi với đam mê, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Dương Hoài An nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Ðắk Lắk và bạn bè nhiếp ảnh mọi miền đất nước. Chủ đề yêu thích của anh là văn hoá, cuộc sống, cảnh đẹp mọi miền, đặc biệt là về vùng đất Tây Nguyên.

Khi sắc màu "dạo chơi"

Tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 1994. Chị là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia tự do, hiện tại chị gắn bó với công việc thiết kế thời trang công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Quà tặng cuộc sống từ những chuyến đi

Theo nghề ảnh dịch vụ khoảng 20 năm, bước vào đam mê ANT với thể loại ảnh phong cảnh và đời thường từ năm 2016, sáng tác nhiều, nhưng tác giả Ðỗ Trường Vinh cho biết “vẫn chưa có tác phẩm tâm đắc, vì còn quá nhiều khoảnh khắc đẹp cho ngày mai bấm máy”.