ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 04:33:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghệ sĩ sân khấu Anh Đạo: Cây đại thụ của làng nghệ thuật Cà Mau

Báo Cà Mau Đã hơn 80 tuổi, soạn giả, hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Anh Đạo (Đỗ Thành An), nguyên đội viên “Đàn Chim Việt” từ năm 1947, vẫn miệt mài với công việc của mình. Ông vừa biết đàn, biết ca, vừa biết sáng tác tân, cổ nhạc, vừa biết làm diễn viên, đạo diễn, vừa làm cán bộ lãnh đạo… Khả năng đặc biệt của ông là sáng tác nhanh và hài. Những vấn đề thời sự nóng hổi, nổi bật trong thời chiến tranh đều được ông biến thành tác phẩm nghệ thuật trong thời gian cực ngắn, tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn và tạo nên khí thế chiến đấu mạnh mẽ.

Đã hơn 80 tuổi, soạn giả, hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Anh Đạo (Đỗ Thành An), nguyên đội viên “Đàn Chim Việt” từ năm 1947, vẫn miệt mài với công việc của mình. Ông vừa biết đàn, biết ca, vừa biết sáng tác tân, cổ nhạc, vừa biết làm diễn viên, đạo diễn, vừa làm cán bộ lãnh đạo… Khả năng đặc biệt của ông là sáng tác nhanh và hài. Những vấn đề thời sự nóng hổi, nổi bật trong thời chiến tranh đều được ông biến thành tác phẩm nghệ thuật trong thời gian cực ngắn, tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn và tạo nên khí thế chiến đấu mạnh mẽ.

Mới 13 tuổi mẹ mất, cha vì buồn rầu nên đi buôn, anh thứ hai sang Campuchia làm vô tuyến điện, Ðỗ Thành An ở nhà vừa giữ 2 em gái nhỏ mới 3 và 5 tuổi, vừa học đàn, thổi sáo. Nghe tin tỉnh Bạc Liêu thành lập đoàn ca múa, Ðỗ Thành An năn nỉ người dì suốt đêm để gởi lại 2 em gái nhỏ rồi theo anh rể vào “Ðàn Chim Việt”. Ðoàn ra mắt tại Chắc Băng, rồi phục vụ dài về Cạnh Ðền, Phước Long, Chủ Chí, Thới Bình, Cái Nước, Năm Căn, lên tận Long Ðiền. Sau hơn 2 năm hoạt động, lãnh đạo đoàn cho Ðỗ Thành An đi học văn hoá, chuẩn bị đào tạo lâu dài.

Nghệ sĩ sân khấu Anh Đạo.        Ảnh: VŨ TRÂN

Giữa năm 1960, khi phong trào Ðồng khởi dâng cao, Tỉnh uỷ Cà Mau quyết định thành lập “Ðội Vũ trang - Tuyên truyền - Văn nghệ” tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, gồm 13 người, phần lớn còn ở tuổi thanh, thiếu niên, do ông Nguyễn Hải Tùng (Út Nghệ) làm trưởng đoàn. Anh Ðạo, Trọng Nguyễn đã tham gia vào tổ chức này.

Cuối năm 1960, vùng nông thôn giải phóng rộng mở, phong trào cách mạng như vũ bão, Ðội Vũ trang - Tuyên truyền - Văn nghệ không đủ sức đáp ứng chức năng to lớn, nên Tỉnh uỷ quyết định thành lập Ðoàn Văn công Giải phóng tỉnh Cà Mau. Ngay những ngày đầu tiên này đã xuất hiện khả năng biểu diễn khá độc đáo của Anh Ðạo. Trong hồi ký của mình, Nhà thơ Minh Thuỳ viết: “Dọc đường, những lúc mệt, chúng tôi dừng chân dưới một tán đước rậm, hút thuốc, tán gẫu. Rồi xen giữa tiếng gió rì rào, tiếng chim rừng xôn xao, Hai Ðạo biểu diễn ngón Tây Ban cầm khá duyên dáng để Tám Nguyễn hát bài “Quê hương anh bộ đội”, tôi ngồi lắng nghe mà xúc cảm ngẩn ngơ”.

 Với chất giọng sang sảng, hùng hồn, đanh thép, Anh Ðạo thủ các vai phản diện như Phủ Tông (Người con gái Ðất Ðỏ), Phủ Huấn (Máu thắm đồng Nọc Nạn) và rất nhiều vai hài được công chúng nồng nhiệt hoan nghênh, tán thưởng, không ngớt nhắc tới với lòng mến mộ chân thành.  

Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời, sự kiện vô cùng đặc biệt này đánh dấu bước trưởng thành nhanh chóng của phong trào cách mạng miền Nam. Ðoàn được phổ biến sẽ đi phục vụ ngày lễ Mặt trận miền Tây Nam Bộ ra mắt tại kinh Sáu La Cua, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Phải có sáng tác mới, đúng trọng tâm. Anh Ðạo lãnh nhiệm vụ viết một hài kịch làm sao cho khán giả cười nôn ruột; Trọng Nguyễn sáng tác múa “Hoan hô Mặt trận ra đời”; Minh Thuỳ viết một ca cảnh tân cổ giao duyên “Ðoàn kết là sống”, có đủ thành phần như thành phần của Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Minh Thuỳ sắp hoàn thành ca cảnh, Trọng Nguyễn cũng làm xong phần múa nhưng chưa có nhạc, phải nhờ Anh Ðạo viết nhạc giùm. Chỉ còn một ngày nữa lên đường mà điệu múa vẫn chưa có nhạc. Ðọc đoạn hồi ký sau đây của Anh Ðạo, chúng ta sẽ thấy không khí đặc biệt của những ngày Ðồng khởi và bối cảnh ra đời của bài “Hoan hô Mặt trận” từng vang bóng một thời: “Trọng Nguyễn cứ theo thúc hối, nhưng bí quá, tôi than với Nguyễn: Kỳ này chọn tứ nhạc không ra, thôi để tôi tìm một điệu nhạc nào phù hợp rồi viết lời mới được không? Trọng Nguyễn không mấy hài lòng nhưng chẳng còn cách nào hơn, vì ngày mai phải hành quân rồi. Nguyễn nói, viết nội đêm nay cho xong nghen, không kịp là chết đó… Nằm lửng lơ trên gốc đước, tôi nhìn vô chỗ tập, thấy rõ từ Trọng Nguyễn đến Hai Lừng, từ Sáu Thưởng đến Năm Chi và các bạn nhỏ, trai gái nhảy múa hết sức nhiệt tình. Tôi chợt nhớ một đoạn phim mình đã xem: Dân Da đỏ múa hát đón chào thủ lĩnh của họ. Từ ý đó tôi chọn điệu nhạc bài “Tây Nguyên bất khuất” của Trần Quí để viết lời. Ðoạn múa đầu, Trọng Nguyễn minh hoạ các động tác hoan hô đầy nhiệt tình của các tầng lớp Nhân dân khi biết tin Mặt trận ra đời, tôi viết ngay:

“Muôn tiếng thét hoan hô! Hoan hô!

Khắp xa gần niềm vui ngập tràn,

Ca hát múa vang vang nhịp nhàng,      

Ðời hân hoan như mùa xuân sang”

Soạn giả Anh Ðạo kể rằng, đêm phục vụ tại Trí Phải được đồng chí, đồng bào 6 tỉnh miền Tây khen ngợi nhiệt liệt. Năm 1961, khi lên hoạt động tại Giá Rai, nghe bà con kể chuyện có 2 nông dân ở Long Ðiền, đang đi đào đất thì bị địch bắt, sẵn cầm dá trên tay, họ đập chết 3 tên lính rồi tẩu thoát, Anh Ðạo sáng tác ngay bài tân nhạc “Dá ăn lính Diệm”, phục vụ tại chỗ:

“Khắp xa gần mừng vui nghe tin cây dá,

Ðã ra đời hợp sức với nông dân.

 Bởi thù sâu, nên quất hai tên bể đầu.

Ngô - Mỹ hết thời, bị dá nông dân ăn!

Bị dá… nông dân ăn!”

Bài hát trình bày tốp ca, có minh hoạ cảnh lính Diệm bị nông dân đập chết, được đồng bào hoan hô nhiệt liệt. Những lần lưu diễn tiếp theo, tiết mục này ăn khách lạ lùng. Chỉ có 4 câu hát đơn sơ, gần gũi, bài hát được đồng bào hả hê đón nhận với những trận cười thoả thích, đầy lý thú.

Ngày 2/1/1963, với trận Ấp Bắc lẫy lừng, quân, dân Mỹ Tho đã giáng một đòn sấm sét vào chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - nguỵ, Soạn giả Anh Ðạo cho biết, ông là người duy nhất trong Ðoàn Văn công Giải phóng Cà Mau có chiếc radio, do thân phụ vì quá thương yêu, đã bán đến 60 giạ lúa để mua cho ông. Nhờ chiếc radio này, ông nghe được nhiều tin tức thời sự khắp các chiến trường, rồi xuất phát từ những nguồn tin quan trọng, ông sáng tác rất kịp thời, phục vụ đồng bào nhanh chóng nhất, điển hình là bài “Chiến thắng Ấp Bắc”:

“Ấp Bắc oai hùng lừng danh quân dân Mỹ Tho.

Hơn bốn trăm thù nằm phơi xác khắp trên đồng

Tanh banh ba xe, tan xác năm chiếc trực thăng,

Sĩ quan, cố vấn phải bỏ thây mười ba!...

Quân dân ta vui, hát to lên rằng…”.

Bài hát cổ vũ mạnh mẽ quân, dân miền Tây Nam Bộ, thúc giục muôn người xông lên đánh bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - Diệm. Cho đến bây giờ, nhiều anh chị em trong đoàn còn thuộc lòng và có thể hát lại bất kỳ lúc nào.

Ngày 8/3/1965, giặc Mỹ ào ạt đưa quân viễn chinh lên Ðà Nẵng, trực tiếp xâm lược Việt Nam, ngay lập tức chúng bị lực lượng giải phóng quân giáng cho những đòn nẩy lửa, trong đó có trận Vạn Tường, hơn 900 lính Mỹ bị tiêu diệt. Vừa nghe tin, Anh Ðạo sáng tác chập hài “Mỹ đại bại Vạn Tường”, trong đó có đoạn vọng cổ, câu 1: “Phu nhân ơi, còn chi đâu mà em hỏi? Quân sĩ teng beng, tướng tá tơi bời. Anh tưởng đâu rụm nụ nữa rồi. Ôi, đạn nổ trên đầu, đạn xẹt ngang râu, lặn muốn hụt hơi, giò cẳng tả tơi, chông đâm mười mấy vít! Ở Vạn Tường, con nít gặp Mỹ nó cũng la, chạy muốn thấy bà, chạy ra nước dãi. Hết bò tới nhảy, hết lội tới lăn, đụng cánh khoá đuôi, nó nẻ cho anh hai viên, tưởng đâu là... bà cố hú...”.

Năm 1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân, dân ta làm lung lay Lầu Năm Góc. Soạn giả Anh Ðạo sáng tác chập hài “Túi vàng”, nội dung: Tổng thống Thiệu sang Mỹ gặp Johnson xin viện trợ. Ðể tỏ rõ thiện chí giữa thầy và tớ, Tổng thống Mỹ Johnson lén lấy cắp túi vàng của vợ, bí mật trao cho Thiệu. Bị Tổng thống phu nhân phát hiện, “chưởng” cho tớ thầy một trận. Thiệu đành trắng tay ra về như chó ăn vụng bột!

Từ năm 1969, Mỹ - nguỵ tập trung cả hải, lục, không quân quyết tiêu diệt bằng được lực lượng ta ở Cà Mau, trong đó chúng sử dụng chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông”, ngay tức khắc chúng bị các đội săn tàu của ta nhận chìm hàng loạt. Soạn giả Anh Ðạo đề nghị cho mình được đi “tham quan” tại trận địa để sáng tác. Sau đó chập cải lương vui “Gặp nhau kể chuyện đánh tàu” ra đời. Ðến bây giờ “Gặp nhau kể chuyện đánh tàu” vẫn còn sức sống, không những chỉ ở trong lòng mọi người thời kháng chiến mà còn mang lại niềm vui sảng khoái cho bất kỳ ai cứ mỗi lần xem lại vở diễn này.

Những chập cải lương hài nổi tiếng một thời, biểu diễn được đồng bào, đồng chí cười lăn, cười lộn, trong đó hầu hết là tác phẩm của Anh Ðạo như: Bình Hưng thọ khổn, Ðảo chính Ngô Ðình Diệm, Chú Tư Râu, Vì đâu nên nỗi, Vận động tranh cử, Ðêm trong miễu… Nhiều người kể lại, đi xem văn công, khoái nhất là các tiết mục hài, có bữa cười muốn nôn ruột, không dám ngó lên sân khấu, sợ thấy mặt diễn viên, nín cười không nổi.

Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, Ðoàn Văn công Giải phóng tách thành 2 đoàn: Cải lương Hương Tràm, do Huỳnh Hảnh làm trưởng đoàn và Ca múa kịch Tam Giang, do Anh Ðạo làm trưởng đoàn. Năm 1979, thực hiện chủ trương cải tạo các đoàn nghệ thuật miền Nam, tỉnh Cà Mau có đến 13 đoàn đăng ký. Soạn giả Anh Ðạo được rút về Phòng Văn nghệ, thuộc Sở Văn hoá - Thông tin phụ trách các đoàn này. Rồi sau đó, từ 13 đoàn ghép lại thành 3 đoàn: Viên An (hát bộ pha cải lương), Tiếng ca Ðất Mũi (ca múa nhạc) và Cao Văn Lầu (cải lương).

Từ năm 1976 đến nay, Soạn giả Anh Ðạo viết nhiều tuồng cải lương lớn như: Ðẹp bản tình ca (1976), Bên dòng Nhị Nguyệt (1978), Uy quyền và nước mắt (1979), Trọng Thuỷ - Mỵ Châu (1981)… Ngoài ra ông còn viết nhiều hài kịch và kịch vui như: Chuyện tình Táo Công, Thẻo lỗ tai heo, Con vịt Thái Lan, Bài ca tao thích nhất, Lần này cho tởn tới già, Gia đình ông đại uý, Ðôi giày trong áo cà sa, Một ngày vui, Chuyện thật ông ngoại tôi… Rất nhiều tác phẩm của Anh Ðạo được hội đồng giám khảo các cuộc hội thi đánh giá cao, đặc biệt là được công chúng hoan hô nhiệt liệt.

Nhắc đến Nghệ sĩ Sân khấu Anh Ðạo, vợ chồng Nhạc sĩ Trần Thanh Hoà đều chép miệng: “Rất tốt, rất dễ thương!”. Anh Ðạo là người luôn luôn tận tình giúp đỡ mọi người, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, dàn dựng, kể cả lãnh đạo, quản lý các đoàn trong suốt thời gian dài.

Nhiều người gọi Anh Ðạo là cây đại thụ của làng nghệ thuật Cà Mau, là cánh chim không mỏi của khung trời mùa xuân được thêu dệt bởi gấm hoa của nền tân cổ giao duyên. Lâu lắm rồi, ở Cà Mau chưa thấy xuất hiện cây bút hài nào đặc sắc như ông.

Là người phục vụ quên mình nơi vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc hơn 67 năm qua. Trên vách tường nhà Nghệ sĩ Sân khấu Anh Ðạo rất nhiều huân, huy chương, bằng khen, giấy chứng nhận. Nhưng có lẽ, phần thưởng cao quý nhất đối với ông là lòng ngưỡng mộ, yêu kính, là niềm mến thương, cảm phục, là tình, là nghĩa, là kỷ niệm, là một quá khứ đầy tự hào, là những năm tháng không thể phôi pha trong trái tim đồng bào, đồng chí./.

Trường Sơn Ðông

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.