ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 15:46:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghệ thuật Hoá trang

Báo Cà Mau (CMO) Hoá trang là một phần không thể thiếu đối với những người hoạt động nghệ thuật sân khấu. Qua những làn phấn, nét son không chỉ làm khuôn mặt thêm đẹp, lung linh dưới ánh đèn, mà còn giúp người nghệ sĩ hoá thân thành nhân vật trong các vở tuồng chân thật hơn, sống động hơn.

Nếu như ngày nay, việc hoá trang là chuyện quá dễ dàng với rất nhiều dụng cụ, mỹ phẩm hiện đại, thậm chí có chuyên viên riêng cho sân khấu, thì ngày xưa, việc này khá thiếu thốn, có khi phải tự chế lấy chất liệu để hoá trang trước mỗi suất biểu diễn. Tìm về những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, 2 nghệ sĩ gạo cội NSƯT Minh Sang, NSƯT Minh Đương sẽ giúp độc giả dễ dàng hình dung hơn về điều này.

NSƯT Minh Sang nhớ lại, khoảng cuối thập niên 50, khi ông cùng với các nghệ sĩ Phương Bình, Quốc Trầm, Trường Xuân... gia nhập một số đoàn cải lương nhỏ ở Sài Gòn, việc trang điểm của nghệ sĩ còn rất đậm, như một trào lưu được áp dụng rộng rãi trong giới, bởi làm không đậm thì không đồng bộ với người ta và công chúng ít chấp nhận.

Xã hội hiện đại, việc hoá trang của nghệ sĩ dễ dàng hơn ngày xưa rất nhiều.
NSƯT Hoa Phượng đang chăm chút cho nhân vật của mình.

"Hồi đó đâu có phấn hộp như giờ, chủ yếu mua phấn chì về rồi tỉ mỉ nấu, chì nổi lên tới đâu hớt ra tới đó, khi nào sạch lớp váng mới lóng phần dưới đáy lại phơi khô, để vô hộp dùng dần", NSƯT Minh Sang từ tốn. Khi hoá trang, nghệ sĩ dùng miếng xốp nhỏ đánh một lớp phấn mỏng lên mặt, sau đó phủ lớp má hồng (cũng là phấn chì được nấu rồi bỏ màu vào), vẽ chân mày, vẽ mắt, đánh kỹ lại một lần nữa cho hoàn chỉnh gương mặt. Ngày đó không có viết chì, chủ yếu vẽ mày bằng lọ xoang nồi hoặc lấy đèn đốt, để miếng mủ ở trên cho đóng lại thành lớp váng khói rồi cạo vô chén, bỏ dầu pi-lăng-tin (loại dầu được dùng để vuốt tóc) vào tán cho nhuyễn, cô đặc lại sử dụng dần. Khi vẽ, lấy đũa tre chuốt thành viết chì chấm để vẽ. Vẽ bằng đũa tre riết nên nhiều khi chân mày... rụng hết trơn.

Đến khoảng giữa những năm sáu mươi, khi về đoàn Kim Chung, một đoàn hát thuộc hàng đại bang của Sài Gòn, việc trang điểm đã có nhiều tiến bộ hơn, đã có phấn pilot thơm của Pháp, kem UB, có chì kẻ mắt, vẽ chân mày tương đối đầy đủ. Khi hoá trang, nghệ sĩ dùng kem UB thoa đều mặt, dùng bông phấn nhung khô phủ lớp phấn pilot lên, đánh má hồng xong mới bắt đầu vẽ chân mày, mũi, mắt và dặm lại một lớp phấn phủ lên nữa. Lông mi ngày đó rất hiếm, ai khéo tay có thể tự thắt hoặc anh em trong đoàn thắt rồi bán lại cho nhau. Một bộ lông mi có thể dùng đi dùng lại nhiều lần, khi gắn thường dán bằng tòng chỉ hoặc tuýp keo được chế bằng mủ non cao su. Đào kép ngày xưa đi hát rất sợ thua bè bạn nên ai cũng sắm sửa đồ trang điểm cho mình. Trước mỗi đêm hát, người có trách nhiệm sắp xếp sân khấu sẽ trình bày hướng hoá trang của từng nhân vật và mỗi người tự mày mò vẽ mặt của mình sao cho phù hợp, lâu ngày quen dần.

Cũng như trước đó, khi tẩy trang, nghệ sĩ ngày nào cũng dùng dầu dừa để lau đi lớp phấn son, tuy nhiên vì nay đã có son phấn tương đối tốt hơn nên mức độ tổn da mặt hạn chế rất nhiều. Người nghệ sĩ Sài Gòn ngày trước cũng có ý thức bảo vệ da mặt lắm, sau đêm hát họ có thể thoa dầu dừa, đắp dưa leo để dưỡng lại làn da đã phủ phấn hàng đêm. Cũng theo NSƯT Minh Sang, các nghệ sĩ thuộc các đoàn lớn hầu như ai cũng có một rương nhỏ, vừa để đựng quần áo, đồ trang điểm, vãn hát có người trong đoàn khiêng vác hộ, chỉ cần tới tháng trả ít tiền công là được.

NSƯT Minh Đương bùi ngùi, khi còn ở Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau, ông và đồng đội thiếu thốn rất nhiều. Tuy vậy đoàn vẫn có cách hoá trang đúng theo nghệ thuật chứ không hề làm qua loa. Dụng cụ hoá trang đều được các nghệ sĩ tự mày mò pha chế, cũng vẫn tìm mua bột phấn chì của hoạ sĩ dùng để vẽ phông, sau đó "sên" với dầu pi-lăng-tin cho chảy ra, thêm chút bột màu hồng vào khuấy đều lên để làm màu da. Son được sử dụng là bột màu gạch tàu nấu với pi-lăng-tin, vừa làm son môi, vừa làm má hồng.

Khi hoá trang, đầu tiên phải thoa dầu pi-lăng-tin nhẹ một lớp trước cho thấm bít lỗ chân lông, sau đó thoa hỗn hợp phấn được "sên", điểm má hồng bằng màu đỏ, thêm một lớp phấn em bé lên cho đều lại rồi thấm nước mát vỗ lên mặt để giữ lớp trang điểm. Dùng viết chì mỡ để kẻ mắt, chân mày, mi mắt. Nghệ sĩ tài danh một thời cho biết, trang điểm bằng phấn chì tuy vất vả nhưng có ưu thế là gương mặt rất đẹp, đồng thời lớp hoá trang giữ rất lâu dù cho mưa hay mồ hôi cũng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, loại chất liệu này sử dụng lâu dài rất tổn hại da mặt và tẩy trang rất tốn thời gian, phải dùng dầu dừa thoa đều rồi lấy khăn lau kỹ, vất vả lắm. Có người dùng chanh xát lên để tẩy cho hết lớp phấn chì. 

Thời chiến tranh đòi hỏi sự nhanh nhẹn, mỗi diễn viên đựng đồ trang điểm trong túi nhái, túi xách nhỏ để hoá trang và tẩy trang cho tiện. Sau khi hoá trang xong, các diễn viên sẽ đứng xếp hàng và có người cầm đèn măng sông rọi từng mặt để kiểm tra, ai trắng thì đệm thêm má hồng, ai đậm thì giặm phấn vô thêm. Khâu này được thực hiện rất kỹ lưỡng bởi Đoàn Văn công là đoàn chuyên nghiệp nên phải hoá trang đẹp để phục vụ bộ đội, đồng bào.

Sau giải phóng, lớp nghệ sĩ thế hệ đầu của Đoàn Cải lương Hương Tràm hầu như ai cũng có một rương, vừa đựng trang phục diễn, ngăn nhỏ để đồ hoá trang, nắp bản lề khi giở lên có sẵn gương, gắn bóng điện nhỏ cho nghệ sĩ dễ dàng ngồi trang điểm. Đồ hoá trang được cấp từ miền Bắc vào, son phấn có sẵn trong tuýp, đặc biệt lông mi giai đoạn này mới được sử dụng phổ biến vì trước đó đa phần chỉ vẽ bằng viết chì mỡ. Bộ lông mi thời này rất quý, có 2 loại: diễn vở xã hội thì ngắn, tuồng cổ thì dài hơn, đôi khi sử dụng lặp đi lặp lại hàng tháng trời. Mi mắt khi hoá trang được dán bằng keo, những lúc thiếu thốn nghệ sĩ còn dùng cả mủ của lá cây vú sữa hoặc mủ chuối để dán.

Tuỳ theo nội dung, thể loại vở diễn mà có cách hoá trang đậm nhạt khác nhau: Đóng vở tuồng xã hội hoá trang nhạt, tuồng cổ do có mặt giáp, mũ mão cách điệu nên bắt buộc phải hoá trang cho đậm lên. "Khó khăn là vậy nhưng ai cũng cố gắng khắc phục bằng mọi cách để trau chuốt cho thật hoàn chỉnh gương mặt trước khi bước lên sân khấu. Khi mặt tuồng đã chỉn chu thì việc ca, diễn của nghệ sĩ cũng tự tin hơn, mang đến những vở diễn mang giá trị nghệ thuật đẹp đến với công chúng", NSƯT Minh Đương chia sẻ./.

Trần Hoàng Phúc

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.